![]() |
Đời sống người lao động tại các KCN còn nhiều khó khăn. |
Đời sống CNLĐ còn khó khăn
Đến thời điểm hiện nay, thành phố Hải Phòng có 11 KCN đi vào hoạt động với tổng số lao động trên 131.500 người. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngoài các chế độ theo quy định của nhà nước (quy định mức lương tối thiểu và tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động), đời sống của người lao động chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
Một khó khăn nữa là mặc dù điều kiện sống những năm gần đây được cải thiện nhưng đời sống của đa số CNLĐ trong các KCN Hải Phòng chưa đủ sống, vẫn còn nhiều trường hợp không có nhà, dẫn đến việc công nhân chưa yên tâm công tác, hay nhảy việc. Trong khi đó, các công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, nhà ở… xung quanh khu công nghiệp, chuyên phục vụ CNLĐ KCN chưa được đầu tư thoả đáng.
Theo kết quả khảo sát về nhà ở năm 2017 của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, hiện nay, số lượng công nhân nhập cư trong khu kinh tế chiếm khoảng 18,4%, CNLĐ phải thuê nhà ở 11,1 %. Trong tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh như những năm vừa qua thì thu nhập của người lao động chỉ thỏa mãn được 70% nhu cầu sống cơ bản của họ, chủ yếu về lương thực, tiền thuê nhà, đi lại, may mặc, sinh hoạt cá nhân...
Một vấn đề khó khăn khác, hiện nay đa phần công nhân KCN là lao động trẻ, trong độ tuổi lập gia đình và sinh con. Do đó, công nhân rất mong thành phố Hải Phòng sớm xây nhà ở, nhà trẻ ở gần các KCN, có quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình hoặc quỹ hỗ trợ xây, mua nhà cho người lao động với lãi suất thấp để họ yên tâm làm việc.
Những vấn đề đó đã đặt ra “bài toán” cho Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng, đó là làm thế nào để đảm bảo việc làm, thu nhập, chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp?
Giải bài toán khó
Để thực hiện được các mục tiêu đó, việc đầu tiên Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tập trung vào công tác giám sát, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động phải được thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, tổ chức giám sát và tham gia đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật lao động, công đoàn tại 40-45 doanh nghiệp; chỉ đạo các CĐCS tự giám sát, kịp thời báo cáo về công đoàn khu.
![]() |
Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng trao quà cho công nhân ở lại nhà trọ ăn Tết. |
Kết quả, 100% doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng, 87,4% doanh nghiệp áp dụng mức lương cơ bản cao hơn so với quy định từ 7-12%, mức lương cơ bản bình quân hiện nay đạt 4.700.000đ/ tháng, tăng 227.400 so với quy định. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 8,1 triệu đồng/người/tháng.
Tỷ lệ lao động được nâng lương đạt 98,7%, 99,3% lao động ký kết hợp đồng lao động; 92,4% lao động tham gia các bảo hiểm xã hội bắt buộc (còn lại là lao động thử việc), nhiều đơn vị bố trí nghỉ thêm 1-2 thứ 7/tháng, 100% lao động được khám sức khỏe định kỳ. Việc thanh toán lương, thưởng, các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… đầy đủ, kịp thời.
Thứ hai, để nâng cao các chế độ phúc lợi trên cơ sở nguyện vọng nhu cầu chính đáng của người lao động. Công đoàn Khu kinh tế tập trung chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở. Có 99,3% doanh nghiệp tổ chức đối thoại, 74,2% doanh nghiệp tổ chức hội nghị Người lao động. Bình quân hàng năm có 4.833 ý kiến, kiến nghị được giải đáp trực tiếp tại các cuộc đối thoại, hội nghị người lao động với nội dung tập trung vào chủ yếu vào tiền lương, các loại phụ cấp như tiền ăn ca, thâm niên, tiền thưởng, điều kiện làm việc... Trực tiếp thương lượng, ký kết thỏa ước Nhóm doanh nghiệp với 20 doanh nghiệp Hàn Quốc. Qua đối thoại, thương lượng đã mang lại nhiều chế độ phúc lợi cho cho người lao động như: thưởng Tết, ăn ca, đi lại, chuyên cần, thâm niên, quà lễ Tết, thăm hỏi, độc hại, du lịch…
Thứ ba, đẩy mạnh các chương trình phúc lợi của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho đoàn viên và người lao động như Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất”, Nghị quyết số 7c về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”; các chương trình: Vì lợi ích đoàn viên, Tết sum vầy, Mái ấm công đoàn... Công đoàn Khu kinh tế đã triển khai và tổ chức các chương trình Tết với các chủ đề năm như Tết sum vầy, Vui Tết cùng CNLĐ, Tổ ấm ngày Xuân, Xuân trao yêu thương, Xuân gắn kết - Tết sẻ chia, Carnaval “Mùa xuân của người lao động” với nhiều nội dung như tặng quà, bán hàng giảm giá, bốc thăm trúng thưởng, giao lưu với ca sỹ... thu hút hơn 6 nghìn người tham dự mỗi năm, đảm bảo mục tiêu “Không để người lao động nào không có Tết”.
Bên cạnh đó, vào dịp Tháng Công nhân và chào mừng các ngày lễ, sự kiện lớn hàng năm thực sự trở thành ngày hội của CNLĐ, Công đoàn Khu kinh tế phối hợp với Công ty Yamaha Motor tổ chức 03 chương trình “Ngày Hội công nhân Hải Phòng”, phối hợp với Đoàn Thanh niên Tổng Liên đoàn tổ chức “Giao lưu công nhân trẻ”; phối hợp cùng Công ty cổ phần Hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú, Công ty cổ phần Citideal, Tập đoàn Meed, Vico... triển khai các chương trình phúc lợi đoàn viên như hỗ trợ mua tiêu dùng với lãi suất 0%, hỗ trợ qua tài khoản 1.000.000đ/người... Kết quả có trên 17.500 lao động được hỗ trợ.
Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng cũng tham mưu, đề xuất Ban quản lý xây dựng chương trình phối hợp giám sát bữa ăn ca cho CNLĐ các KCN trên địa bàn thành phố với Sở Y tế Hải Phòng; thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất”.
Hiện nay, Công đoàn Khu kinh tế đang đề xuất xây dựng thiết chế công đoàn tại KCN Tràng Duệ và khu thể thao tại KCN Đình Vũ. Trong chương trình Mái ấm công đoàn, ngoài trợ cấp cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hàng năm có từ 15-20 CNLĐ được hỗ trợ kinh phí xây nhà từ quỹ Mái ấm công đoàn LĐLĐ thành phố với tổng số tiền trên 600 triệu đồng.
Để tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống cho người lao động tại các KCN, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng cho rằng cần có chủ trương, giải pháp cụ thể trong việc tạo quỹ đất sạch gần những KCN, KKT có đông CNLĐ để xây dựng các thiết chế công đoàn, khu thể thao.
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, chủ động tìm kiếm đối tác mới với các sản phẩm, dịch vụ mới, tổ chức đàm phán, ký kết mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho đoàn viên công đoàn. Nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS, tăng cường đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các nội dung thương lượng phúc lợi xã hội cho người lao động.
Ngoài thiết chế công đoàn có quy mô lớn tại KCN Tràng Duệ, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quan tâm đầu tư một số khu thể thao đa năng tại một số khu vực có đông CNLĐ nhưng quỹ đất không đảm bảo để xây dựng thiết chế công đoàn tại KCN Đình Vũ, KCN Nomura Hải Phòng…
![]() |
![]() |
![]() Tới 6h30 sáng nay 28/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam ... |
![]() Cả nước có gần 5.000 nhân viên y tế. Đây là đội ngũ nòng cốt, tiên phong trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Những ai ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
