![]() |
Tình trạng mua bán thông tin cá nhân tại Việt Nam vô cùng nhộn nhịp |
Chưa bước lên máy bay đã có tin nhắn mời chào xe đưa đón, chưa ra khỏi ngân hàng đã có sale giới thiệu bất động sản, mới đặt bút ký hợp đồng mua căn hộ đã hàng loạt công ty trang trí nội thất gọi điện thoại tới tấp…
Hỏi hãng bay, họ bảo chẳng bao giờ làm việc tồi tệ ấy; nhắc ngân hàng, mãi là điệp khúc chúng tôi đặt bảo mật thông tin khách hàng lên hàng đầu và chủ đầu tư bán căn hộ thì luôn nói là không biết tại sao lại vậy!
Nhưng thông tin cá nhân vẫn lộ, dữ liệu của hàng vạn con người vẫn được rao bán vô tư và những cái kho bí mật riêng tư đó đã biến thành “mỏ vàng” cho ai cũng có thể khai thác từ hàng chục năm nay. Từng có bức xúc, rất nhiều chấn chỉnh và luật lệ, cũng không ít chế tài nhưng lộ vẫn lộ và bán vẫn bán!?
Không khó để tìm mua những danh sách đại loại như 1.020 khách hàng BMW; 1.300 khách hàng Mercedes; 710 khách hàng đầu tư vàng; 3.000 khách hàng Phú Mỹ Hưng; 1.200 chủ tịch hội đồng quản trị; 850 thành viên câu lạc bộ doanh nhân…
Cũng dễ dàng tìm thấy các danh sách khách hàng có thu nhập cao ở Hà Nội; nhân viên văn phòng nữ có thu nhập trên 15 triệu đồng ở TP. HCM; khách hàng Ford miền Bắc; danh sách khách hàng của các ngân hàng; danh sách phụ huynh học sinh; danh sách khách hàng các dự án bất động sản... miễn chịu chi ít tiền.
Răn đe có chưa? Có nhiều rồi đấy! Nhưng như thế này đây: “Không có biện pháp bảo vệ thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng bị phạt 10 - 20 triệu đồng; phạt tiền 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông; phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng với hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông”. Như vậy, mức phạt cao nhất mới chỉ là 70 triệu đồng. Đủ để hơi e ngại chứ không khiến người ta chừa hay chẳng bao giờ tái phạm.
Ngay cả Bộ Công an cũng cho rằng những quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật với mức độ khác nhau và chưa có quy định chi tiết, cụ thể và thiếu tính khả thi trên thực tế.
Tôi không nghĩ rằng thông tin của tôi hay của anh chị chỉ được dùng để chào hàng hay mời mua gì đấy, hay rồi sẽ an toàn cả thôi. Tôi có cảm giác như mình hay bất kỳ ai cũng có thể “trần trụi” những riêng tư cá nhân trên mạng và những bảo vệ cần thiết để an toàn chưa đủ sức để chặn đứng.
Thông tin của tôi và an toàn cũng phải cho tôi chứ không thể là thứ để người khác trục lợi. Hơi muộn nhưng chế tài nếu thiếu cần bổ sung hay sửa đổi để riêng tư trở về với riêng tư.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
