![]() |
4 cán bộ Cục Lãnh sự vừa bị khởi tố về hành vi nhận hối lộ. Ảnh: VOV |
Hôm qua 28/1/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người gồm: Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng của Cục và Lưu Tuấn Dũng, Phó Phòng Bảo hộ công dân của Cục này.
Các bị can bị điều tra về tội nhận hối lộ. Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan an ninh điều tra đã tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên, đồng thời thực hiện khám xét nơi làm việc của các bị can.
Từ đầu tháng 12/2021, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Tuy nhiên thời gian vừa qua, có rất nhiều ý kiến từ phía hành khách thắc mắc và nghi ngờ về giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Ví dụ, “đường bay Manila - Hà nội, vốn chỉ từ 2 triệu đến 5 triệu đồng một vé nhưng vào đợt giải cứu đồng bào mắc kẹt muốn về Việt Nam, hành khách đã phải trả tới 43 triệu một vé, đắt gấp 10 lần…”, một hành khách từng bay chuyến VN5068 ngày 26/10/2021 cho biết.
Rồi do dịch không bay được, vé máy bay đi châu Âu của hành khách bị cho là quá hạn và bị huỷ luôn. Có những suất vé bay về Việt Nam trong giai đoạn giải cứu này cao tới hơn 7.000 USD/vé.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20/1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.
Trên thực tế, có rất ít trong số 200.000 hành khách trên được bay về nước đúng giá. Hầu hết phải trả cao hơn giá niêm yết từ 3-6 lần, thậm chí hàng chục lần khiến nhiều người không có điều kiện phải đi theo ngả đường Campuchia. Như vậy, hàng chục nghìn tỷ đồng của những con người phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt", thậm chí đổ máu, hi sinh tính mạng để mưu sinh nơi đất khách quê người đã chui vào túi bọn bất nhân biết biến nguy cơ thành “cơ hội” này. 800 chuyến bay với 200.000 khách, số tiền thu lợi bất chính chắc chắn không kém gì trong vụ kit test của Việt Á.
Ở một góc nhìn khác, vào một ngày cận Tết thế này, việc phanh phui nhanh chóng vụ án ở Cục Lãnh sự là một chiến công rất đáng khen ngợi của lực lượng An ninh điều tra Bộ Công an.
Bộ Ngoại giao nhiều chục năm nay vốn là một trong những “thành trì bất khả xâm phạm”, nay, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng công an đã lần đầu tiên phá vỡ cái “thành trì” ấy, chứng minh cuộc đấu tranh chống tham nhũng thực sự không có “vùng cấm”.
Tất cả những ai, những cơ quan, tổ chức nào có hành vi gây tác hại tới sinh mạng và túi tiền của Nhân dân lúc dịch giã Covid đều đã, đang và sẽ bị trừng trị. Một trận đánh toàn diện, trên nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực giải cứu đường không đã và đang được triển khai rất quyết liệt và bước đầu có những thành công.
Chúng ta đều biết, chuyện tiêu cực ở nhiều Đại sứ quán thực ra là chuyện “xưa như trái đất”, người dân kêu lâu lắm rồi. Nhưng tại thời điểm này, khi pháp luật ra tay, dư luận quần chúng Nhân dân thấy rất tin tưởng và phấn khởi. Có điều, dư luận cũng lập tức đặt ra câu hỏi: Xưa nay thường tìm ra người đưa hối lộ, nhưng người nhận hối lộ chối biến. Lần này tìm ra người nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự, vậy không biết người đưa hối lộ là ai, đã tìm được người đưa chưa? Nhân dân chờ đợi câu trả lời từ phía Bộ Công an và các cơ quan chức năng.
Sáng nay, trước khi viết bài báo này, tôi có đọc được trên trang facebook cá nhân của một nữ nhà văn những dòng sau đây. Chị T.N viết: “Có những tội ác nhìn qua biết ngay là do ngu si, ít học mà ác. Nhưng có những tội ác giúp ta nhận ra càng có học thì cái ác càng tinh vi và được che đậy bởi sự nhân danh điều tốt đẹp. Mà đáng ghê tởm nhất là nhân danh "Vì nhân dân"…”
Thật là chí lý! Những kẻ vừa bị bắt và sẽ bị bắt trong vụ án này đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc, của đồng bào. Chúng bất chấp tất cả, kể cả luật pháp và luật nhân quả.
Lòng tham trong chúng, thực sự đã biến thành một tội ác!
![]() Ngày 7/1, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết thông tin, Phan Quốc Việt, Tổng Giám ... |
![]() Khi vụ Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á) thông đồng thổi giá kit test vỡ lở, dư luận đi từ cú sốc ... |
![]() Suốt 2 ngày qua, sau khi sự việc Giám đốc CDC Hải Dương và Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ... |
![]() Dòng tít “Bán nhà ở xã hội cho cả người giàu” dù không lạ, chẳng mới nhưng vẫn khá khôi hài! Chuyện đó vừa bị ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
