|
Phải nói ngay rằng đây là thông tin khiến dư luận băn khoăn, lo lắng. Trong hoàn cảnh dịch giã vừa lắng xuống, kinh tế rất khó khăn, "gạo châu, củi quế" mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tăng học phí, dù là thí điểm cũng khiến phụ huynh khó có thể an tâm.
Để rạch ròi, xin nêu một số lý do cụ thể như sau:
Cho dù có nhiều loại hình giáo dục nhưng vẫn phải khẳng định rằng: Trường công vẫn luôn giữ vai trò chủ lực trong giáo dục và đào tạo. Hiện tại và tương lai gần có thể có nhiều thay đổi nhưng giáo dục và y tế công lập vẫn là xương sống, là trụ cột của quốc gia, là nơi đông đảo người dân, nhất là những người có thu nhập trung bình và thấp trông cậy cho gia đình và con em mình.
Cho nên mọi sự làm cho trường công cao hơn, xa hơn, "khó gần" hơn là một điều rất khó chấp nhận, nhất là trong lúc kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân giảm sút thì điều này càng phải cân nhắc.
Con nhà nghèo, nhà thu nhập trung bình trông vào các trường công chất lượng tốt để có cơ hội học hành, nay nếu tăng học phí là chặn đường học của nhiều em, làm cho sự bất bình đẳng trong giáo dục tăng lên. Khi ấy chỉ con nhà có điều kiện, khá giả mới được học trường công chất lượng tốt, như vậy là thiếu công bằng xã hội trong tiếp cận cơ hội học tập. Trường công chất lượng cao rất dễ trở thành "Trường con nhà giàu", làm cho mục tiêu ban đầu của trường công biến dạng và phát triển lệch lạc.
Chỉ vì tăng nguồn kinh phí trả lương mà tăng học phí như vậy thì lợi không bằng hại và đương nhiên dư luận khó có thể đồng tình. Chưa nói đến việc trường công được nhiều ưu đãi về đất đai, cơ sở vật chất... nay lại tăng học phí thì liệu có bình đẳng so với trường tư hay không cũng là một câu hỏi không thể bỏ qua.
Trong các biện pháp nhằm hướng tới tăng cường chất lượng phục vụ thì tăng giá/phí là việc dễ làm nhất đối với cơ quan quản lý Nhà nước như tăng viện phí, học phí, giá vé qua trạm BOT... trong thời gian qua, đẩy cái khó về phía người dân, thay vì tìm cách để cho người dân được hưởng lợi mà không tăng giá/phí mới là thượng sách.
Những chính sách có tầm vĩ mô cần hướng tới điều này, chú trọng các giải pháp căn cơ và các nhà quản trị xã hội cũng nên hạn chế tư duy theo kiểu: Tăng giá/tăng chất lượng. Trong lúc chất lượng là thường phải qua một quá trình, còn giá/phí tăng là trông thấy nhãn tiền.
Mặt khác, cũng nhấn mạnh lại rằng, đi học và đi bệnh viện là cái người dân phải được hưởng lợi từ các cơ sở công lập và đó cũng là sự ưu việt của xã hội ta mà nhiều người thường khẳng định.
Trên thực tế, sự ưu việt này vẫn chưa được rõ nét, người dân vẫn phải tốn kém nhiều khi tiếp cận với giáo dục và y tế. Trong bối cảnh như vậy, mọi biện pháp tác động vào hai lĩnh vực nhạy cảm này càng phải được bàn thảo khoa học, cụ thể và nhất là cần phải nhân văn, công bằng, thấu đáo tình người.
Hy vọng rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực sự cân nhắc trước khi quyết định.
Nếu thấy bài viết "Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại" hay, bổ ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Bắc Ninh, Hòa Bình lần lượt đưa ra những con số tiền tỷ để đãi ngộ với Giáo sư, Phó Giáo Sư (GS, PGS) về ... |
![]() Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
![]() Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về việc các trường THCS “ép” phụ huynh ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
