![]() |
Học sinh Hà Nội lo lắng trong cuộc thi tuyển sinh vào lớp 10. (Ảnh: Vietnamnet) |
Các trường làm việc này để hạn chế “rủi ro” thi cử mà các em học sinh có học lực không cao, có thể gây ảnh hưởng tới thành tích của trường.
Vấn nạn này không mới. Cách đây chừng dăm năm, báo chí đã phản ánh những câu chuyện dạng này. Nhưng tất cả chỉ là những phát biểu kiên quyết chấn chỉnh từ các cuộc họp của ban, ngành.
Sự vụ gần nhất khiến Bộ GD&ĐT phản ứng mạnh năm nay diễn ra ở một trường tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), từ một đoạn chat được lộ trên mạng. Sau chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ, Sở GD&ĐT cùng các phòng, ban vào cuộc quyết liệt. Sau cùng, Phòng GD&ĐT Cầu Giấy liên hệ với trường và Ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh được cho là tố trường. Kết luận tạm thời là không có chuyện nhà trường ép học sinh.
Sau đó không lâu, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai có con năm ngoái thi vào lớp 10 bị ép viết đơn “tự nguyện” không thi lên tiếng trên Báo Lao Động. Chị chia sẻ, chị gọi điện vào đường dây nóng của Bộ, đường dây kết nối với Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai. Người phụ nữ bên kia đường dây tỏ ra thông cảm với chị và động viên trường công lập không phải con đường duy nhất. Hết.
Theo lời kể của chị, không có một lời cam kết mở cuộc điều tra nào được diễn ra như tinh thần quyết liệt của Bộ. Chị thất vọng, cảm thấy có lỗi với con và không muốn thêm phụ huynh nào phải kí vào bản “cam kết” nữa. Chị đã trực tiếp liên hệ với báo chí để lên tiếng vì “tôi không thể im lặng nữa”. Nếu chị im lặng, rất có thể, câu chuyện của chị cũng được liệt vào bản báo cáo “không có chuyện”.
Dù quyết tâm là vậy, song ngay trong video phỏng vấn, Báo Lao Động vẫn phải bảo vệ nhân vật bằng hình thức giấu mặt. Tức là, dù con chị đã thi xong nhưng cháu vẫn học ở trong hệ thống giáo dục.
Và khi con em vẫn còn học trong hệ thống, đặc biệt là sắp thi như các em năm nay, không phụ huynh nào dám ra mặt để lên tiếng. Nên những cuộc điều tra mà phòng giáo dục địa phương hỏi trực tiếp phụ huynh rất ít khả tín.
Cần nhắc lại, quyền học tập và thi cử của học sinh là quyền chính đáng. Không một ai, không điều gì có thể chặn quyền ấy. Các em có quyền thi, có quyền đỗ và có cả quyền trượt. Những buổi “hướng nghiệp” của nhà trường, những lời nói lấp lửng dọa nạt của các thầy cô là điều đáng xấu hổ.
Quá nhiều nhân vật lên tiếng trên các mặt báo, đài truyền hình. Nhưng, để tìm ra bằng chứng xác minh là điều khó khăn khi các cuộc gặp diễn ra trực tiếp, mang cái mác “hướng nghiệp”.
Khó khăn không có nghĩa là không làm được nếu Bộ GD&ĐT thực sự muốn làm.
Nếu đúng như lời kể của phụ huynh ở Hoàng Mai thì đường dây nóng của Bộ GD&ĐT đang hoạt động không hiệu quả. Bởi khi đường dây nóng chuyển về các phòng giáo dục địa phương, những người tiếp nhận lại là người trực tiếp có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Rất khó để dư luận tin cuộc điều tra hoàn toàn liêm chính.
Muốn làm dứt điểm, Bộ GD&ĐT cần lập một bộ phận điều tra độc lập, không trùng lợi ích với bất cứ bên nào trong câu chuyện. Bộ phận này cũng trực tiếp tiếp nhận phản ánh và xử lý các vụ việc được phụ huynh tố cáo.
Bệnh thành tích từ lâu đã là bệnh trầm kha của ngành Giáo dục. Nó bén rễ và tồn tại lâu được cũng bởi sự gian dối của một bộ phận cán bộ trong ngành, cùng với nó là những sự tảng lờ “không có chuyện”.
Giờ là lúc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có thể loại bỏ những “con sâu” đang khiến nghề giáo bị ảnh hưởng uy tín nghiêm trọng để lập lại tôn nghiêm nghề giáo - như lời nhắn của Bộ trưởng gửi đội ngũ giáo viên lúc mới nhậm chức.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Hôm qua một sự kiện rất đáng buồn xảy ra ngay ở Hà Nội gây chấn động dư luận: Một nam sinh học ở một ... |
![]() Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
![]() Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
