![]() |
Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và Xã hội, nằm ngoài các môn bắt buộc. Ảnh minh họa: Báo Giáo dục Thời đại. |
Những ý kiến chỉ trích lập tức làm câu chuyện trở nên căng thẳng. Đáng nói, từ trước tới nay, rất nhiều lần, môn Lịch sử nằm trong nhóm “bét” của điểm thi Tốt nghiệp THPT. Lịch sử đứng hạng cuối hoặc gần cuối về số lượng thí sinh lựa chọn để thi THPT Quốc gia… Quá nhiều vấn đề với môn học được rất nhiều kỳ vọng này khiến việc Lịch sử là môn học tự chọn làm người ta lo lắng.
Nhưng đặt ở khía cạnh ngược lại, bắt buộc học Lịch sử làm gì nếu môn học trở thành “ngáo ộp” với quá nhiều thế hệ học sinh? Bắt buộc học Lịch sử có hiệu quả không khi học sinh không phân biệt nổi Quang Trung - Nguyễn Huệ là một người hay là anh em, bạn cùng chiến đấu (như một phóng sự trên VTV)? Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường trong niềm hân hoan tột bậc khi không phải thi môn này?
Từ lâu, vấn đề mấu chốt của môn Lịch sử là cách dạy, cách học và cách kiểm tra. Hiện tại, Lịch sử vẫn là môn học thuộc lòng quá khô khan khi phân loại học sinh dựa trên trí nhớ của các em về số liệu, ngày, tháng. Barem chấm điểm đều dựa trên những gạch đầu dòng về tường thuật các trận đánh, nguyên nhân chiến thắng, bài học rút ra. Tất cả đều không đạt điểm nếu thí sinh nêu quan điểm của mình “ngoài barem”.
Trong khi, lịch sử quyến rũ bởi câu chuyện. Học sinh sẽ không thể nhầm Quang Trung - Nguyễn Huệ được khi các em nghe câu chuyện về ba anh em buôn trầu ở miền Thượng rồi dấy binh.
Từ một toán quân nhỏ, họ dẹp được cuộc nội chiến ròng rã 300 năm Đàng Trong - Đàng Ngoài. Họ lần lượt lật đổ hàng loạt các thế lực trong nước. Họ đánh bại cả các thế lực ngoại xâm từ phương Bắc lẫn phương Nam. Họ mang lại cho đất nước cơ đồ thống nhất một dải non sông với vị thế mà lân bang khiếp sợ…
Lịch sử cần được diễn đạt mềm mại như thế. Bởi, lịch sử có sẵn trong lời ru của mẹ, câu chuyện kể của cha. Những câu chuyện về tiền nhân được trao truyền hồn hậu, tự nhiên như hơi thở.
Bản thân những thanh âm từ quá khứ vọng về đã đầy lôi cuốn mà không cần “lên gân” nhớ năm, nhớ tháng, nhớ cả số lượng quân ta quân địch tỉ mỉ từng đơn vị. Những con số học để trả bài rồi quên, không mang bất cứ mục đích gì với người học ngoài làm họ bị ám ảnh với môn học.
Nhất là thời buổi này, những con số li ti có sẵn ở điện thoại, trong túi quần mỗi người. Nếu có một tư duy diễn trình lịch sử tốt, họ ắt sẽ có những số liệu chứng minh bằng "30 giây Google".
Nên, điều cần bàn không phải là Lịch sử sẽ nằm ở môn tự chọn hay bắt buộc. Mà thứ chúng ta cần quan tâm là dạy sao, kiểm tra sao cho học sinh yêu thích môn Lịch sử. Bởi, nếu đã yêu thích rồi thì không những chúng ta không lo các em sẽ quên kiến thức phổ thông, mà kiến thức sử sẽ được các em chủ động bổ sung một cách say mê suốt phần đời còn lại.
Đó mới là cái đích cuối cùng của dạy sử trên ghế nhà trường.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết "Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường?" thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày ... |
![]() Thời điểm hiện nay, việc tổ chức dạy học trực tiếp cần phải từng bước, chắc chắn, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng, ... |
![]() Bắc Ninh, Hòa Bình lần lượt đưa ra những con số tiền tỷ để đãi ngộ với Giáo sư, Phó Giáo Sư (GS, PGS) về ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
