![]() |
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội nơi làm việc mơ ước của bao người. |
Làm công nhân cho Công ty Yamaha tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) được gần 10 năm, nhưng lý do khiến anh chị quyết định trở quê làm việc sau gần 10 năm bươn chải trên thành phố là do thu nhập thấp, cuộc sống nơi phố thị chật vật khó khăn và "cô đơn".
“Tôi cảm thấy cuộc sống ở trên Thủ đô ngột ngạt lắm, sống cảnh thuê trọ chật hẹp, bí bách…Mà làm ở đây lương cũng không cao, cứ mãi như thế này thì cũng không đủ tiền ăn học cho con và trang trải cuộc sống của hai vợ chồng trên này. Trong khi đó tôi lại còn có hai con thơ ở nhà để bà nội trông, mỗi lần trở về nhìn con nheo nhóc, thương con vợ tôi không cầm được nước mắt, có những tháng thu nhập cả hai vợ chồng không đủ chi cho sinh hoạt và gửi tiền về cho bà chăm con…nên đầu năm nay khi cháu lớn chuẩn bị vào học lớp 1 hai vợ chồng tôi quyết định về quê làm ăn”, anh Nguyện tâm sự.
Anh nhớ lại những ngày đi làm công nhân trên Hà Nội, hai vợ chồng làm hai công ty khác nhau, rất ít khi nhìn thấy nhau, hôm nào nghỉ may ra mới gặp nhau vì lệch ca. Căn phòng trọ chật hẹp chưa đầy 15m2, nhiều hôm đi làm về trời nắng nóng anh chị không thể nào ngủ được.
“Những ngày hè như thế này nắng nóng, ngột ngạt, tôi lại nấu ăn trong phòng nên nó càng bí và càng nóng. Mỗi lần đi làm về tôi không biết làm thế nào nên hầu như toàn đăng ký làm tăng ca để tránh nóng. Đặc biệt, ở khu trọ mọi người phải xếp hàng để tắm, đi vệ sinh…bí bách vô cùng. Cũng là làm công nhân nhưng tôi thấy cuộc sống ở quê thoải mái hơn, yên bình hơn không còn phải chịu cảnh chật chội, xếp hàng tắm như ở trên đó nữa”, anh Nguyện cho biết thêm.
![]() |
Công ty hiện tại anh Nguyện đang làm việc tại quê. |
Sau một thời gian về quê, anh Nguyện đã xin được việc làm tại Công ty TNHH may Xuất khẩu Thiên Tân trong Cụm Công nghiệp Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ. Với anh, việc làm công nhân ở quê dù thu nhập không bằng trên Hà Nội nhưng anh vẫn thấy thoải mái hơn nhiều. Hơn nữa, ở quê anh không phải thuê nhà lại được gần anh em họ hàng. Vợ chồng con cái được gần nhau nên việc làm thêm giờ không còn quá quan trọng với anh nữa.
Anh Nguyện tâm sự: "Về quê tôi không phải làm thêm giờ mà chế độ đãi ngộ của công ty tốt nên yên tâm làm việc, tư tưởng cũng thoải mái hơn. Đợt dịch này, nhiều công ty ở đây có cắt giảm nhân sự thế nhưng công ty tôi vẫn đảm bảo đủ công việc cho công nhân làm".
Cuộc sống nơi phố thị khó khăn, kiếm được đồng lương không dám tiêu vì phải gửi về lo cho người ở nhà. Quanh năm tăng ca, thêm giờ nhưng thu nhập vẫn không đủ chi tiêu. Hậu Covid-19, tình hình trở nên "bi đát" hơn nên nhiều công nhân như anh Nguyện chọn cách bỏ phố về quê. Làm việc gần nhà, gần người thân dù thu nhập có thấp hơn so với thành phố nhưng đổi lại tư tưởng thoải mái hơn chấm dứt nỗi lo cơm áo gạo tiền.
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 5/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,6 triệu ... |
![]() Một số bệnh nhân nhiễm virus có chỉ số oxy trong máu thấp đến mức nguy hiểm nhưng lại không bộc lộ triệu chứng rõ ... |
![]() Sáng nay, hàng triệu HS-SV bắt đầu đến trường sau kì nghỉ chưa từng có trong lịch sử. Mấy ngày nữa, mọi việc sẽ trở ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
