“Trị từ cái gốc này" Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ |
![]() |
Các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới khẩn trương đánh giá hiệu quả của các vaccine phòng COVID-19 hiện có đối với biến thể Omicron |
Trong bức tranh tổng quan, biến thể này được phát hiện ở Nam Phi. Biến thể đã xuất hiện ở châu Âu, châu Á. Mỹ chưa ghi nhận ca nhiễm cụ thể nhưng chuyên gia dịch tễ hàng đầu xứ cờ hoa - Tiến sĩ Anthony Fauci đã nhận định có thể biến chủng đã xuất hiện ở Mỹ. Hàng loạt các nước châu Âu, Úc đã tạm ngừng các chuyến bay tới một số nước châu Phi.
Theo các chuyên gia, Omicron xuất hiện cách đây chừng 2 tuần. Còn, các quốc gia phương Tây đồng loạt ra hành động cách đây chừng 3 ngày. Một động từ đang được dùng rất nhiều trong những tít (title) báo chí của phương Tây cập nhật về dịch bệnh là “slam” (đóng sập, đóng cửa mạnh) khi mô tả về việc đóng biên với các nước châu Phi. Trong khi đó, Nam Phi trấn an rằng loại biến thể này không nguy hiểm như cảnh báo và các quốc gia không nên có hành động thái quá.
Trung bình, cứ hai tháng lại có một biến thể mới của nCoV. Song, Omicron được WHO nhận định là “cần được quan tâm”. Còn các nhà dịch tễ thì cho rằng, chúng ta cần khoảng vài tuần để có thêm dữ liệu đánh giá mức độ nguy hại của Omicron. Và có lẽ, thông tin cảnh báo lớn nhất là việc các quốc gia phương Tây vốn đã và đang chung sống với dịch bệnh đã vội vã đóng cửa với các nước châu Phi. Thiệt hại về kinh tế, tâm lý người dân là thấy rõ. Nhưng quyết định dứt khoát này phần nào làm người ta rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của cụm từ “cần được quan tâm” và “cần thêm dữ liệu”.
Kịch bản xấu nhất, biến thể sẽ “tăng cấp” cả về khả năng lây nhiễm, độc lực và khả năng kháng vaccine. Đây là điều tồi tệ không ai muốn diễn ra và các chuyên gia cũng nhận định rất khó xảy ra nhưng không phải không thể. Hiện tại, ghi nhận rõ nhất chỉ mới tạm ở mức độ gia tăng số ca lây nhiễm ở Nam Phi (90% số ca nhiễm là biến thể Omicron vào ngày 26/11; trong 2 tuần, quốc gia này tăng hơn 1.124% - theo New York Times).
Câu hỏi đặt ra, chúng ta ứng xử sao với Omicron?
Các chuyên gia dịch tễ thừa nhận, chúng ta cũng không có cách gì cản nổi. Nhưng làm chậm quá trình lây nhiễm của Omicron là điều cần làm. Từ đó, có thời gian xốc lại hệ thống y tế cũng như tìm hiểu kỹ đặc tính và tính toán giải pháp tối ưu để chống loại biến thể này.
Theo ghi nhận hiện tại, nơi ghi nhận ca nhiễm Omicron gần nhất với Việt Nam là Hong Kong (Trung Quốc). Và các nhà dịch tễ học quốc tế cũng thừa nhận, lúc này, ý thức con người là chìa khóa sống còn để làm chậm quá trình lây lan của virus. Bởi, dù có biến thể nguy hại đến đâu, virus sẽ không thể lây lan diện rộng và gây nguy hiểm nếu chúng ta tiếp tục kiên trì thực hiện các giải pháp căn cơ từ đầu dịch là khẩu trang, khử khuẩn.
Việt Nam đã chuyển trạng thái thích ứng an toàn với Covid-19 được một thời gian. Với những gì biến chủng Delta đã gây ra, chúng ta đều thấy rõ, giãn cách diện rộng không phải là giải pháp hữu hiệu khi dịch đã ngấm sâu vào cộng đồng. Các ca nhiễm của các địa phương cũng như cả nước đang tăng cao. Ở chiều ngược lại, tỉ lệ tiêm phủ vaccine cả nước cũng đã có nhiều thành tựu. Đặc biệt, số ca nhiễm tăng nhưng số ca tử vong đã giảm. Đó là những chỉ dấu tích cực về chiến lược thích ứng với Covid-19.
Trong chúng ta, không ai chắc giãn cách sẽ ngăn được biến chủng mới. Bởi nên nhớ, chúng ta đã dùng mọi cách để chặn biến thể Delta ở biên giới Tây Nam. Nhưng biến thể này đã xâm nhập bằng “đường chuyên gia”. Tức là, có quá nhiều biến số để cản trở quá trình ngăn chặn biến thể mới xâm nhập cộng đồng. Và chúng ta dốc lực trải từng biến số e rằng không còn thích hợp và hiệu quả.
Và lúc này, khi các thành phố lớn đã mở cửa, số lượng người đã tiêm 2 mũi vaccine đông song biến thể Omicron là lời nhắc nhở nghiêm túc với tất cả mọi người, kể cả những người đã tiêm vaccine.
Rằng dịch bệnh chưa thể kết thúc. Rằng những khó khăn, hiểm nguy vẫn đang ở phía trước. Rằng tiêm vaccine tốt rồi nhưng đừng lấy đó làm chủ quan bởi biến thể mới có nguy cơ kháng vaccine đang khiến thế giới lo lắng. Và rằng, dù có biến thể thế nào, thích ứng ra sao thì đừng bao giờ quên 5K- những điều đơn giản nhưng luôn hiệu quả nếu bền bỉ thực hiện.
![]() Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
![]() Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
![]() Học sinh nhiều tỉnh, thành đã gần xong học kì I năm học này nhưng vẫn chưa thể đến trường, không ít em chưa biết ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
