![]() |
Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Khương Thuợng, quận Đống Đa, Hà Nội, học online trong năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hằng (VnExpress) |
Mấy ngày qua, học sinh từ 12-17 tuổi ở TP HCM bắt đầu được tiêm mũi 2, Hà Nội đang tiêm mũi 1 và nhiều tỉnh thành khác đã tiêm khá nhiều nhưng ngày trở lại trường vẫn chưa có gì chắc chắn khi dịch bệnh lại có dấu hiệu tăng!
TP HCM đã lên kế hoạch theo lộ trình từ ngày 10/12, học sinh trở lại trường học trực tiếp, trong đó học sinh khối 9 và khối 12 đi học trước và mở dần các khối lớp khác.
Ngày 22/11, sau thời gian dài phải học online để phòng dịch Covid-19, toàn bộ học sinh khối 9 của 17 huyện, thị xã ngoại thành của Hà Nội đã được quay trở lại trường học trực tiếp. Một số tỉnh, thành cũng đã và đang từng bước cho học sinh đến trường nhưng nhiều nơi đó vẫn là mong mỏi của cả phụ huynh, thầy cô và các em.
Phan Trúc Anh, học sinh lớp 10, Trường THPT Trần Văn Giàu, quận Bình Thạnh, TP.HCM kể, sau thời gian dài học trực tuyến, em thấy mắt mờ hơn, lưng đau mỏi hơn.
Trúc Anh chia sẻ trên báo Thanh niên: “Nhiều bạn bè em đùa vui, chắc mình đã già hết rồi. Sáng học trực tuyến đến trưa. Chiều lại học tới tối. Tối lại làm bài tập đến khuya. Tất cả đều trên máy tính nên tụi em đều thấy đau mỏi mắt và rất thèm được trở lại trường học trực tiếp, để tiếp thu bài cũng dễ hơn, được hít thở không khí bên ngoài”.
Con tôi - học sinh lớp 12, lứa học sinh năm 2004 đang được coi là thiệt thòi nhất khi 3 năm cấp 3, năm nào cũng có thời gian phải học online do Covid hoành hành. Đã gần nửa năm học nhưng cả lớp, do phân ban, vì sắp xếp lại để chuẩn bị cho năm cuối đời học sinh nhưng các con chưa hề được gặp nhau, từ bỏ hết những buổi dã ngoại bồi bổ thêm kỹ năng sống và phần đông cô trò chỉ biểt nhau trên màn hình! Với đặc thù trường có rất nhiều học sinh ở tỉnh thành khác chưa tiêm đủ vắc xin nên giấc mơ đi học lại từ 10/12 chưa biết có thành hiện thực hay không?
Các con học trực tuyến bất tiện 10 thì phụ huynh vất vả cũng 8, 9, nhất là các khối lớp nhỏ vì các con chưa quen, gia đình không đủ điều kiện và hằng trăm ngàn lý do tế nhị khác. Đọc những dòng này của nữ sinh vừa bước qua tuổi 14, ít ai không khỏi cay mắt: “"Nhiều hôm, mọi người tưởng con đang ngồi học nhưng thật ra hai chị em đang khóc lóc xin bố đừng đánh mẹ, đang ôm em ngồi khóc trong nhà vệ sinh hoặc có khi đang băng bó vết thương cho mẹ".
Bối cảnh đó, trong giờ học online, em chỉ ngồi nghe, còn mọi tính năng tương tác của mình em tắt hết hoặc lúc nào cũng trong tinh thần... chuẩn bị tắt, luôn luôn lo sợ mình sơ sẩy mọi người sẽ thấy được, nghe được. Chỉ khi nào bố hoặc mẹ đi vắng em mới dám bật camera, âm thanh để học như các bạn”.
Trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định học trực tuyến không thể kéo dài vì "Việc dạy và học trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện chưa tiêm phủ vắc xin cho học sinh và điều kiện phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu". Ông cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình và phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Nhiều địa phương đã mạnh dạn cho học sinh trở lại trường, không ít nơi còn dè dặt và dịch bệnh vài nơi lại bùng lên khiến một số nơi chưa thể mạo hiểm. Nhưng được đến trường, học với thầy cô, vui chơi với bạn bè và sống đời học trò như trước… luôn là điều không chỉ các em mà cả người lớn đang mong mỏi từng ngày.
Ở đó không chỉ có con số, dãy chữ, đơn thuần kiến thức mà trường học mãi mãi là môi trường sống tốt lành cho cả đường học lẫn đường đời và tinh thần của các con.
![]() UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc quyết định cho học sinh khối 9 thuộc 17 huyện, thị xã trên địa bàn ... |
![]() Hôm qua, Hà Nội đã đồng ý cho học sinh cuối và đầu cấp ở các huyện ngoại thành tới trường. Cũng hôm qua, Hà ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
