Cà phê tối

Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ

Trần Văn Sỹ
Tác giả: Trần Văn Sỹ
Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được tổ chức ở nước ta. Trong Hội nghị, rất nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa đã được bàn luận.
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài xã hội thì ồn ào tranh luận về ý kiến của một Giáo sư nổi tiếng nói rằng, nên bỏ “tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường. Đây là một câu chuyện văn hóa đáng suy nghĩ.

Những người muốn “giữ lễ” thì viện dẫn văn hóa truyền thống dân tộc để bảo vệ. Người muốn “bỏ lễ” thì cho rằng, “lễ” là sản phẩm Nho giáo đã cổ hủ, lạc hậu, chỉ phù hợp để duy trì hệ tư tưởng phong kiến. Nay ta là nước “của dân, do dân, vì dân”, “dân làm chủ”,… trong nhà trường đã “lấy học sinh làm trung tâm” thì cần gì “lễ” nữa. Người ta cho “lễ” là gắn với lễ lạt, biếu xén, hối lộ, nịnh bợ này khác,…

Tóm lại, “lễ là sản phẩm của ông Khổng bên Trung Quốc truyền bá vào từ xưa” không còn phù hợp với một xã hội Việt Nam đang đi lên dân chủ, văn minh, hòa nhập quốc tế thời hiện đại nữa. Vậy cần nhận thức thế nào về chuyện này?

Thực ra, sở dĩ có chuyện ồn ào, là phần nhiều do “ông nói gà, bà nói vịt”. Trong tranh luận chân chính, các bên bao giờ cũng phải xuất phát từ ít nhất từ một điểm chung làm cơ sở cho mọi lý luận, để rồi mới có thể chứng minh xem kết quả lý luận của ai là đúng, ai là sai, đâu là chân lý được. Cụ thể ở đây, trước khi tranh luận có cần giữ "lễ" hay không; có cần “tiên học lễ, hậu học văn” nữa hay không, thì phải thống nhất khái niệm “lễ” là cái gì đã.

Tra từ điển, thì thấy cùng một từ có âm đọc là “lễ” có nhiều cách hiểu khác nhau. “Lễ” là từ Hán Việt, có gốc từ chữ “lễ” trong tiếng Hán. Mà trong tiếng Hán, có khá nhiều chữ "lễ", đọc như nhau nhưng viết khác nhau và có nghĩa khác nhau. Do vậy, chữ “lễ” trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau, như: lễ nghi, lễ độ, lễ phép, lễ bái, lễ nghĩa, lễ vật, lễ lạt,….

Vậy cái "lễ" trong “tiên học lễ hậu học văn” là thứ “lễ” gì? Nếu thống nhất được cái “lễ nghĩa” (nghĩa của chữ lễ) ấy thì dễ dàng biết được, trong nhà trường nên bỏ hay nên giữ thôi. Ví dụ, chỉ với nghĩa "lễ" là lễ nghi: Phàm là mỗi việc trong một tổ chức nhất định của xã hội, ứng với mỗi nội dung hoạt động thì đều có hình thức phù hợp của nó. Một buổi học, một cuộc họp, một buổi cầu kinh, một hội nghị,…. luôn có nghi thức tổ chức vận hành, ứng xử theo những quy tắc, quy ước thành văn hoặc bất thành văn mà mỗi thành viên đã tham gia đều phải tuân theo.

Những quy ước, quy tắc này thường không có quy định trong luật pháp mà được thực hiện theo thông lệ phổ biến như những tập quán, có tính ổn định tương đối, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, vận dụng uyển chuyển chứ không phải là "nhất thành bất biến".

Việc vi phạm hay coi thường những quy tắc này, sẽ được coi là “vô lễ”. Người "vô lễ", luôn được hiểu là người bị coi là thiếu giáo dục, thiếu văn hóa. Một học sinh thấy thầy giáo thì phải chào và phải chào trước. Ngồi với thầy, có hai cái ghế, thì học trò phải ngồi ghế thấp hơn (trừ với người khuyết tật). Cha nói thì con phải trả lời “vâng”, con nói thì cha trả lời ‘ừ’, không như “Tây” nói như nhau, đều “yes” cả.

Trò nói với thầy, thì phải nói có thưa gửi, thầy nói với trò thì có thể nói trống không,… Trẻ hai, ba tuổi đã nên học để biết đi về đều chào ông, bà, cha, mẹ, đã biết vâng, dạ khi nói với người lớn tuổi. Trẻ đi học lớp 1 đã nên biết tôn trọng kỷ luật lớp học, biết trật tự khi thầy đang nói, nói với thầy thì không được hò hét, nói tục…

Nhưng nghi thức ấy là một trong các thứ “lễ”, cụ thể thì có rất nhiều, vận dụng tùy hoàn cảnh, không thể liệt kê ra hết, không học một lúc mà xong nhưng lại phải học càng sớm càng tốt. Chính vì phải học càng sớm càng tốt, nên mới có chữ “tiên học lễ”, tức là học "lễ" trước. Người ta không học "lễ" từ sớm, lớn càng vô lễ. Cổ nhân bảo “Con trai không dạy (lễ), lớn lên thành kẻ ngu ngốc, ương gàn, con gái không dạy (lễ), lớn lên thành người lố lăng, thô bỉ”.

Những quy tắc ứng xử như thế, không có nước nào lại không có, chỉ là với mỗi nền văn hóa khác nhau thì “lễ” khác nhau thôi, tuyệt nhiên không có “trường học vô lễ” ở đâu cả. Học chữ “lễ” này, không có mâu thuẫn gì với các giá trị “dân chủ”, “hiện đại”, “lấy học sinh làm trung tâm” trong nhà trường cả.

Nhà trường “lấy học sinh làm trung tâm” là biết tập trung cao nhất mọi nguồn lực, trí tuệ và tình yêu thương cho việc giáo dục học sinh nên người, vững hành trang vào đời, hữu ích và hạnh phúc; chứ đâu phải để học sinh có thể “cãi tay đôi cá mè một lứa, nói hỗn, nói láo", “nói trống không" với thầy như nói với bạn được…

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một nhà giáo dục mẫu mực, từng nói, giáo dục là làm sao cho “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Bao năm qua, ta chưa làm được cho “thầy ra thầy, trò ra trò” cũng một phần là ở chỗ thầy hành “đạo” làm thầy chưa tới nơi, mà trò thì hành “lễ” của trò cũng chưa tới chốn vậy.

Còn hiểu “lễ” trong nhà trường theo nghĩa “lễ vật, lễ lạt, lễ bái…” để rồi hiểu “lễ” với thầy là biếu xén, quà cáp, hối lộ, nịnh bợ, tâng bốc… thầy… là hiểu sai chữ “lễ” trong câu “tiên học lễ, hậu học văn”, cũng tức là không hiểu đúng câu nói này của tiền nhân.

Ngôn ngữ của con người cũng theo thực tiễn vận động mà thay đổi, hoàn thiện. Chữ "lễ" trong tiếng Việt, dù có gốc Hán, nhưng đã thành một từ tiếng Việt, tồn tại vì nhu cầu cuộc sống của người Việt. Nghĩa của nó phải được hiểu đúng trong từng hoàn cảnh cụ thể, không nên ứng xử cực đoan.

Bảo thủ đòi giữ tất cả những gì “Thánh Khổng Tử” đã dạy hay phủ định “tất cả những gì có nguồn gốc từ bên Trung Quốc” đều là sai lầm, không biện chứng trong nhận thức. Bàn về chữ "lễ", thì nói cả đời không hết. Tranh cãi về chữ "lễ", mà thóa mạ lẫn nhau, chỉ vì người ta không nghĩ như mình, thì quả là “thiếu lễ độ’ lắm. Tranh luận về "lễ", cũng cần có "lễ"! "Lễ" ta, khác "lễ" Trung Quốc, khác “lễ” Tây. "Lễ" nay, khác "lễ" xưa. Chưa thể bỏ!

Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá

Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ...

Cuối tuần nói chuyện vàng Cuối tuần nói chuyện vàng

Mấy ngày vừa qua vàng tăng giá, dư luận xôn xao nói về vàng, mỗi người một ý.

Giếng cổ đình làng và văn hóa Giếng cổ đình làng và văn hóa

Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ...

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.
Động đất thì phải làm gì?

Động đất thì phải làm gì?

Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”

Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.
Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội 12 mùa “check-in”

Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.
Xem thêm