![]() |
Người sử dụng lao động sắp được đăng kí hưởng chế độ ốm đau bằng hình thức online. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động Công đoàn |
Các trường hợp áp dụng hưởng chế độ ốm đau bao gồm: Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên.
Đối với hưởng chế độ thai sản, áp dụng với các trường hợp gồm: lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Người lao động theo quy định nêu trên phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, áp dụng với người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Quy định cũng áp dụng cho lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi; người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% trở lên, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Về cách thức thực hiện, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động. Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: Qua giao dịch điện tử; qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH. Thời hạn giải quyết tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Dịch vụ công giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được kết nối, tích hợp để cung cấp trên Cổng Dịch vụ công ngành BHXH Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, áp dụng từ ngày 15/6/2022.
![]() Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về ... |
![]() Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tính theo định suất hằng ngày có giá trị bằng tiền, từ mức ... |
![]() Liên quan đến công văn khẩn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP. HCM đề nghị hướng dẫn tháo gỡ một ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
