![]() |
Người lao động của Xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai 2 trong giờ làm việc. Ảnh minh họa: THC |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Theo đó, người lao động sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện như: Làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
Người lao động đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng, theo các mức: Mức 1: 15.000 đồng, mức 2: 20.000 đồng, mức 3: 25.000 đồng, mức 4: 30.000 đồng.
Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định trên, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định.
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm, theo nguyên tắc trên.
Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (15.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không phải là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh và làm chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng đối với đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
![]() Có 9 nhóm nghề, công việc của lao động thuyền viên được bổ sung vào Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ... |
![]() Theo ghi nhận của các cấp công đoàn, sau 5 năm triển khai thực hiện, trước các vấn đề mới phát sinh, Luật ATVSLĐ đã ... |
![]() Theo Điều 73, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhân viên y tế là người làm công tác y tế tại các doanh ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
