Được triển khai từ tháng 7/2009, chương trình Beter Work Việt Nam nằm trong Chương trình Better Work Toàn cầu, là chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). Mục tiêu là để cải thiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn lao động dựa trên Luật Lao động Quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành xuất khẩu, mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành May mặc và Da giày.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Lế ký kết. Ảnh MAI ANH |
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà nhận định, Việt Nam có nền kinh tế mở, việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong những năm gần đây như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) đã mở ra cho Việt Nam không ít cơ hội và cả thách thức. Do vậy không chỉ cần tập trung vào công tác rà soát, nâng cao hiệu quả xây dựng chính sách, quy định pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, mà việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ cũng rất quan trọng.
Theo các báo cáo đánh giá của Better Work cho thấy, sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực may mặc và da giày đã cải thiện mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản theo pháp luật lao động Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế. Trong đó phải kể đến các điểm cải tiến như: bảng lương chính xác, bộ phận an toàn vệ sinh lao động được đào tạo bài bản và đạt chuẩn, duy trì được các tác động tích cực của chính sách công bố công khai. Điều này từ đó đã giúp cải thiện đáng kể điều kiện làm việc của người lao động, nâng cao năng suất, tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
![]() |
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình Better Work Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027. Ảnh MAI ANH |
Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho biết, Dệt may, Da giày là hai ngành hàng thâm dụng lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, Dệt may có khoảng 2 triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo. Còn ngành Da giày con số này là 1,4 triệu, chiếm tỷ lệ 18%. Phó chủ tịch VCCI cho rằng những hoạt động hợp tác giữa VCCI và Better Work cùng cơ quan ba bên tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với doanh nghiệp dệt may, da giày. Đặc biệt là các hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch và thích ứng trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với đó, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của sự kiện, Better Work đã tổ chức phiên đối thoại với chủ đề “Khả năng chống chịu và phục hồi” và “Khả năng bền vững và quy mô chiến lược”.
Hội nghị đã mở tọa đàm tập trung thảo luận về các vấn đề cụ thể như: bài học kinh nghiệm từ sau dịch bệnh Covid-19 và hướng đi thời gian tới cho ngành May mặc Việt Nam cũng như toàn cầu. Từ đó mở ra hướng đi sắp tới cho Better Work Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2027.
Tham gia đóng góp và thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh đến tính bền vững bên trong chuỗi cung ứng các ngành Dệt may và Da giày, tính tác động và mong muốn mở rộng hơn nữa quy mô của Chương trình tới các ngành nghề khác.
Phát biểu tại tọa đàm, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định: “Trong thời gian qua, đặc biệt là trong hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với công đoàn các doanh nghiệp để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Các cấp công đoàn cũng đã huy động nguồn lực xã hội để tiêm vắc xin cho công nhân, lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn, hỗ trợ tài chính ngân hàng, duy trì kết nối với người lao động”.
![]() |
Các khách mời tham gia đóng góp và thảo luận tại Hội nghị. Ảnh MAI ANH |
Tại Hội nghị, Giám đốc ILO tại Việt Nam, bà Ingrid Christensen cũng chia sẻ: “Hiệu quả của Chương trình Better Work Việt Nam đã chứng minh việc thúc đẩy đối thoại xã hội và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại nơi làm việc chính là yếu tố then chốt để cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn người lao động trong ngành may mặc và da giày”.
Tại Việt Nam, Chương trình Better Work đã được triển khai tại 29 tỉnh, thành phố qua 3 giai đoạn kể từ năm 2009. Hiện có hơn 440 doanh nghiệp, gần 750.000 lao động đang tích cực tham gia chương trình trên tổng số hơn 800 doanh nghiệp và gần 1 triệu lao động đã hưởng lợi từ khi chương trình bắt đầu hoạt động.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 2023 – 2027, Chương trình Better Work xây dựng tầm nhìn: ngành May mặc đã và sẽ giúp hàng triệu người thoát nghèo và giảm thiểu tác động về môi trường thông qua việc tạo ra việc làm tốt và an toàn tại các doanh nghiệp bền vững trong đó nâng cao vai trò của phụ nữ, đồng thời cả người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện các quyền cơ bản của mình. Để làm được điều đó, Better Work tập trung vào 4 mục tiêu và 8 chuyên đề ưu tiên bao gồm: dữ liệu và thông tin, năng suất và hiệu quả kinh doanh, khía cạnh lao động của bảo vệ môi trường, đối thoại xã hội, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, an sinh xã hội, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và thu nhập của người lao động.
![]() |
Các khách mời tham gia đóng góp và thảo luận về “Khả năng bền vững và Quy mô chiến lược" của Better Work tại Việt Nam. Ảnh MAI ANH |
Trong giai đoạn tới đây, Better Work Việt Nam mong muốn mở rộng hơn, tăng cường và sâu sắc hơn sự hợp tác các bên cũng như các sáng kiến mới. Đặc biệt là mở rộng quy mô ra ngoài lĩnh vực may mặc và da giày, nhân rộng các mô hình, sáng kiến tốt, đóng góp nhiều hơn nữa cho nguồn lao động tại Việt Nam.
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Hàng chục nghìn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước trong những năm qua. Đây là lực lượng lao ... |
![]() Thông báo mới nhất từ phái đoàn Việt Nam tại Pháp, kim ấn Hoàng Đế Chi Bảo có từ đời vua Minh Mạng đã xong ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
