Đề xuất lùi thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm 2023 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả thực hiện chính sách lao động, người có công và xã hội trong 9 tháng đầu năm 2023 vào ngày 17/10.
![]() |
Ông Tống Văn Lai - Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông tin về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Ảnh: MH |
Tại cuộc họp báo, ông Tống Văn Lai - Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 10 năm qua, lương tối thiểu vùng thường được điều chỉnh vào ngày 1/1 hằng năm, riêng năm 2022 là ngày 1/7.
Theo thông lệ, mỗi kỳ họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra 2 đến 3 phiên. Phương án và thời điểm tăng lương thường chốt vào phiên họp thứ thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.
Tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm mới bàn thảo tiếp về thời điểm và mức tăng.
Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ, lạm phát tăng 4,74%.
![]() |
Buổi họp báo do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà chủ trì. Ảnh: MH |
Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới họp để chốt phương án khuyến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Do vậy, lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó kịp điều chỉnh từ đầu năm 2024.
Cụ thể, ông Lai thông tin "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ lùi thời gian trình phương án tăng lương tối thiểu tới cuối năm nay. Dự kiến cuối tháng 11/2023, phiên thương lượng thứ hai mới diễn ra. Sau phiên họp bàn này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới thống nhất và trình đề xuất lên Chính phủ. Quy trình như vậy nên chắc chắn không kịp điều chỉnh lương tối thiểu vào đầu năm sau".
Trước đó, vào ngày 9/8, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Kết thúc phiên họp thứ nhất vào sáng 9/8, do điều kiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu đơn hàng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo vào quý IV năm 2023 thay vì thực hiện trong quý III như thường lệ.
Tại phiên họp, đại diện người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện chủ sử dụng lao động là Liên minh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động, thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.
Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn tại 200 doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh, thành: trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, 17,3% số người tham gia khảo sát phải vay tiền chi tiêu.
Thu nhập trung bình của công nhân đạt 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình họ là 11,7 triệu đồng.
Thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 70% chi tiêu của người được khảo sát. Mức chi tiêu của người lao động cũng đã tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao.
Công đoàn mong muốn mức điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2024 tăng từ 5 đến 6%. Tuy nhiên, VCCI cho rằng tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.
Bộ phận kĩ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đưa ra đề xuất tăng lương vào thời điểm từ ngày 1/1/2024 hoặc ngày 1/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc sao để lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu.
![]() Tại phiên thảo luận thứ nhất, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùngnăm 2024, Công đoàn mong muốn điều chỉnh tiền ... |
![]() Bạn đọc muốn biết thông tin chính thức về thời điểm điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024 và mức ... |
![]() Được mệnh danh là “Luật sư của tổ chức Công đoàn”, ông Lê Đình Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
