Hoạt động Công đoàn

Tăng lương tối thiểu vùng: Trách nhiệm công đoàn trước hàng triệu người lao động

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
Được mệnh danh là “Luật sư của tổ chức Công đoàn”, ông Lê Đình Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật - Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, để đàm phán tăng lương tối thiểu vùng đạt kết quả như mong muốn, ông luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên hàng đầu, phải luôn am hiểu chính sách, có lập luận logic, khoa học; đồng thời phải xác định “đúng vai” đại diện cho NLĐ và cũng như biết hài hòa lợi ích các bên.

Căng thẳng đến phút chót

Trong cuộc trò chuyện với Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương tại Chương trình Talk Công đoàn, ông Lê Đình Quảng cho biết, là một cán bộ công đoàn tham gia công tác đàm phán, thương lượng về tiền lương tối thiểu vùng nhiều năm qua, có những cuộc đàm phán cực kỳ căng thẳng và cam go cho đến tận phút chót.

“Tôi nhớ cuộc đàm phán vào năm 2016, các bên giằng co đến phiên thứ ba mới thành công. Bởi vì trong quá trình đàm phán, là cơ quan đại diện cho quyền lợi NLĐ, chúng tôi không đồng ý và không bỏ phiếu với mức tăng lương tối thiểu vùng mà Hội đồng đưa ra. Mức của bên đại diện chủ sử dụng lao động còn vênh so với mức mà bên chúng ta là đại diện cho NLĐ mong muốn. Bằng những lý lẽ của mình, Hội đồng cho dừng phiên thứ 2. Sau đó, khi trở về chúng tôi chuẩn bị đầy đủ những cơ sở từ khoa học đến thực tiễn để thuyết phục. Và cuối cùng, năm đó, sau phiên họp thứ ba căng thẳng đến hơn 12 giờ đêm, lương tối thiểu vùng mới được thống nhất tăng 12,4% so với năm 2015”, ông Lê Đình Quảng chia sẻ.

Đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Trách nhiệm công đoàn trước hàng triệu người lao động
Ông Lê Đình Quảng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam trò chuyện với Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương trong Chương trình Talk Công đoàn. Ảnh: Hoàng Quân

Ông Quảng cũng cho biết, mặc dù không phải cuộc đàm phán tăng lương nào cũng thành công như mong muốn nhưng ông luôn luôn nỗ lực đến phút cuối cùng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho NLĐ và phải vì NLĐ.

“Khi đàm phán, tôi luôn xác định chúng ta là đại diện cho người lao động và tiền lương mà chúng ta đang nhận chính là NLĐ trả lương cho mình. Và khi hiểu và thấy được trách nhiệm của mình với NLĐ, thì không có cách nào khác là phải làm tốt nhất trong khả năng và trách nhiệm của mình”, ông Quảng tâm sự.

Trong chia sẻ của mình, ông Quảng cũng khẳng định, để có những cuộc đàm phán thành công cần phải lưu ý đến 2 yếu tố vô cùng quan trọng.

“Khi bước vào mỗi cuộc đàm phán, bên nào cũng có lập luận và sự sắc sảo của riêng mình. Cho nên trước hết, người tham gia đàm phán phải am hiểu vấn đề một cách toàn diện, trong đó nắm rõ tất cả các quy định pháp luật liên quan là quan trọng nhất. Từ đó, phải biết xâu chuỗi và thể hiện một cách logic, khoa học yêu cầu đưa ra. Và một điều không thể bỏ qua là cán bộ công đoàn phải biết rõ mình đang đứng ở vị trí và vai trò bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. Và không nên nghĩ, chúng ta là yếu thế, chủ sử dụng lao động có ưu thế hơn”, ông Lê Đình Quảng khẳng định.

Với vấn đề tăng lương tối thiểu vùng, khi đàm phán cần chỉ ra lợi ích cho cả hai bên. NLĐ tăng thêm thu nhập sẽ làm việc tốt hơn, gắn bó với doanh nghiệp. Và khi đó doanh nghiệp có thể giữ chân NLĐ và phát triển bền vững.

Lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ tăng như thế nào?

Theo ông Quảng, khi lấy ý kiến của NLĐ, họ muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%. Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận thấy giai đoạn này cũng rất cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, song tiền lương cũng cần được điều chỉnh để bù đắp phần trượt giá, cải thiện đời sống. Do đó, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu năm 2024 từ 5-6%.

Đàm phán tăng lương tối thiểu vùng: Trách nhiệm công đoàn trước hàng triệu người lao động
Ông Lê Đình Quảng tham gia phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia tại Hạ Long, sáng 9/8/2023. Ảnh: Nguyễn Hùng

“Để tăng lương tối thiểu vùng được thông qua cần tính đế 7 yếu tố. Tuy nhiên, năm nay doanh nghiệp rất khó khăn do thiếu đơn hàng nên cũng mong muốn NLĐ chia sẻ để vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, tăng lương tối thiểu vùng năm nay chủ yếu dựa vào chỉ số trượt giá và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Chúng ta đang đề xuất tăng 5-6%. Thời gian thực hiện có thể tiến hành theo 2 phương án từ 1/4/2024 hoặc 1/7/2024”, ông Quảng cho biết.

Theo ông Lê Đình Quảng, nếu lùi thời điểm tăng lương thì Nghị định 38 quy định về lương tối thiểu vùng (có hiệu lực từ 1/7/2022) sẽ mất 1,5 năm chưa điều chỉnh. Trong khi đó Nghị quyết 27 xác định hằng năm xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Nhưng hiện doanh nghiệp đang khó khăn, nên ý kiến doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là một yếu tố cần thảo luận kỹ lưỡng để vừa đảm bảo quyền lợi NLĐ, vừa đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Dự kiến, phiên họp tiếp theo sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11/2023.

Cũng trong Chương trình Talk Công đoàn, ông Lê Đình Quảng có những nhắn gửi tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong năm nay.

Xin mời quý vị đón xem Talk Công đoàn tuần này (phát sóng 20 giờ thứ Bảy, 26/8/2023) trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.

Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng khoảng 5 - 6% Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng khoảng 5 - 6%
Bao giờ tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024 và mức tăng cụ thể? Bao giờ tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024 và mức tăng cụ thể?

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm