![]() |
Công nhân làm việc tại xưởng may - Ảnh: Oxfam |
Mặc dù công nhân nhà máy thường được trả lương cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu, nhưng số tiền này không đủ để trang trải tất cả các chi phí của công nhân và gia đình. Do đó công nhân cần phải làm thêm giờ đáng kể.
Đặc biệt, một bộ phận công nhân nhà máy làm việc theo hợp đồng lao động ngắn hạn, không được hưởng các chương trình bảo trợ xã hội. Đối tượng này còn được gọi là lao động phi chính thức trong các cơ sở chính thức.
Do đó, họ ít được pháp luật bảo vệ, các quyền như thương lượng được trả lương cao hơn, tiếp cận với các biện pháp bảo trợ xã hội khi thất nghiệp, ốm đau... bị hạn chế rất nhiều.
![]() |
Một khu nhà trọ công nhân tại TP HCM - Ảnh: N.N |
Công nhân ở diện này thường đối mặt với điều kiện sống và làm việc kém, thu nhập thấp và bấp bênh, thời gian làm việc dài, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Tổ chức Oxfam Việt Nam – một phần của mạng lưới toàn cầu gồm các chi nhánh và dự án phát triển của Oxfam hoạt động tại hơn 90 quốc gia đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng, đã đưa ra các sáng kiến nhằm đảm bảo công nhân, người lao động phi chính thức ở Việt Nam được tiếp cận với bảo trợ xã hội.
![]() |
Chị Minh, công nhân may, chụp ảnh cùng gia đình trước hiên nhà - Ảnh: Đỗ Mạnh Cường/OxfamAUS |
Tất cả các sáng kiến này nhằm đạt được ba mục tiêu tổng thể.
Thứ nhất, tăng cường số lượng các tổ chức đại diện tiếng nói cho đối tượng lao động này, đặc biệt trong các cuộc thảo luận về bảo trợ xã hội.
Thứ hai, liên kết các tổ chức phi chính phủ địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức tư vấn, viện nghiên cứu, các tổ chức phát triển và các cơ quan Chính phủ, như Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm giúp các hoạt động về quyền của công nhân ngắn hạn trở nên hiệu quả hơn.
![]() |
Xếp hàng lấy đồ ăn, các công nhân mất hơn nửa số giờ nghỉ trưa - Ảnh do công nhân cung cấp/CDI |
Thứ ba, các chính sách bảo trợ xã hội về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản (như giáo dục và chăm sóc sức khỏe) cần được cải thiện và tăng cường thực thi các chính sách này.
Bên cạnh đó, xã hội, cộng đồng cũng đóng vai trò mạnh mẽ trong quá trình hoạch định, giám sát và thực hiện tốt hơn các chính sách bảo trợ xã hội.
![]() |
Chị Mai, công nhân may và hai con trai - Ảnh: Đỗ Mạnh Cường/OxfamAUS |
Tại Việt Nam, Oxfam làm việc với một số tổ chức phi chính phủ (NGO) để tổ chức các hoạt động vận động công nhân tiếp cận với bảo trợ xã hội. Oxfam và các đối tác NGO đã cung cấp đầu vào cho một số luật và chính sách có ảnh hưởng đến người lao động, bao gồm Luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp và chính sách phổ cập bảo hiểm y tế. Một số cuộc đối thoại chính sách cũng đã được tổ chức để người lao động có cơ hội nói lên mối quan tâm của họ một cách trực tiếp. |
![]() Hiện tại 4 trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 liên quan đến BN 785 cách ly tại Trung tâm Y tế ... |
![]() Đằng sau máy móc, dây chuyền sản xuất và những giờ làm việc căng thẳng là đời sống tinh thần vô cùng phong phú của ... |
![]() Đó là nội dung bài báo được đăng trên Apple Insider đang thu hút nhiều người quan tâm. Theo đó, đại diện Apple đã đi ... |
![]() Chấp nhận phải nghe những lời xỉa xói của người dân trong xóm là đứa chửa hoang… Chị Nguyễn Thị N. – công nhân Công ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
