Đời sống

Nỗi đau của nữ công nhân có con ngoài giá thú

Nguyễn Thủy
Tác giả: Nguyễn Thủy
Chấp nhận phải nghe những lời xỉa xói của người dân trong xóm là đứa chửa hoang… Chị Nguyễn Thị N. – công nhân Công ty TNHH Sao Vàng – Quỳnh Phụ, Thái Bình, đã nuốt nước mắt, bỏ qua mọi điều tiếng cùng cô con gái của mình vượt qua mọi sóng gió.
noi dau tot cung cua nu cong nhan co con ngoai gia thu

Chị N chuẩn bị bữa cơm tối sau ca làm buổi chiều.

Là một người phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có được một bến đỗ hạnh phúc, một mái ấm gia đình, một chỗ dựa cho cuộc đời mình. Thế nhưng, dường như niềm hạnh phúc ấy lại không mỉm cười với chị Nguyễn Thị N.

Chị N. chia sẻ, trước đây chị có một mối tình đẹp với người đàn ông cùng quê trong thời gian 4 năm. Thời gian đó, chị làm công nhân ở Hải Phòng, anh đi học nhưng hai người vẫn gặp nhau thường xuyên. Ngày anh đi làm, có công việc, cũng là lúc chị N biết mình mang bầu. Cuộc tình đẹp tưởng chừng sẽ đơm hoa kết trái khi xuất hiện "mầm sống" mới, thế nhưng chị không thể ngờ đó cũng là lúc bi kịch đến với chị. Vì không môn đăng hộ đối, gia đình người yêu kịch liệt phản đối hai người đến với nhau.

"Năm ấy tôi làm công nhân ở Hải Phòng, không về quê ăn Tết, anh ấy thì ở quê, gia đình lại không đồng ý trong khi mình mang bầu rồi, tôi buồn và tuyệt vọng lắm. Tôi gọi điện cho bạn hỏi có mật ong với bột sắn không? Tôi định bỏ con nhưng không đành, tôi quyết tâm giữ lại, rồi về nhà sinh", chị tâm sự trong nước mắt.

Khi quyết định trở về nhà sinh, với "cái bụng to vượt mặt", chị hứng chịu những lời đàm tiếu của hàng xóm láng giềng. Trong khi đó gia đình người yêu lại không chấp nhận, họ quyết tâm tìm cho anh một cô vợ khác… Chị bị bỏ rơi trong chính tình yêu của mình. Thậm chí, đã có lúc tuyệt vọng, chị nghĩ đến việc tự tử.

Có những thời điểm, chị phải đối diện với những lời trách móc từ chính mẹ đẻ của mình. Nhưng sau tất cả, chị cắn răng chịu đựng để đứa con được ra đời. Nỗi đau trong lòng chị vẫn chưa dừng ở đó. Những ngày chị gần sinh cũng là lúc chị biết tin người yêu của mình sắp cưới vợ mới...

Bỏ qua những điều tiếng của hàng xóm, định kiến không chồng mà chửa, con gái của chị ra đời. Làm mẹ đơn thân nhiều lúc thấy tủi thân, vất vả nhưng nhìn thấy con là chị lại có động lực để làm, để sống.

Nhiều lúc nhìn con, chị thấy thương cháu vô cùng: "Những lúc cháu hỏi bố đâu mẹ? Nay các bạn trêu con là đứa không có bố. Sao bố không về ở cùng mẹ con mình, tôi cảm thấy quặn đau từng khúc ruột. Vừa thương con, vừa trách bản thân mình…"

con cong nhan va noi niem cua nguoi me don than

Chị N. kể lại quãng thời gian cay đắng phải chịu những tổn thương từ người thân, hàng xóm.

Chị muốn dành hết tình cảm cho con, để con không bị thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng cuộc tình không trọn vẹn của người lớn khiến cháu bị tổn thương. Chị cũng cố gắng chăm lo đầy đủ nhưng lương công nhân lại không được nhiều. "Nhiều lúc nghĩ đến con rơi nước mắt. Con nhà người ta được chăm lo đầy đủ, con mình thì thi thoảng mới dám mua cho thùng sữa, mua thịt cho cháu ăn thì cũng phải ăn dè mấy ngày…", vừa nấu cơm tối chị Ninh vừa tâm sự.

"Tôi ăn uống đơn giản lắm, có hôm cả ba mẹ con bà cháu chỉ ăn hết hơn 10.000 ngàn đồng. Sáng ra mua mấy quả chuối xanh, bìa đậu và ít ốc, thế là có thức ăn cả ngày. Còn cháu thì tôi cho ăn trứng…"

Ngồi cạnh, đứa con gái học lớp 4 hỏi mẹ: "Hôm nay nhà mình ăn gì hả mẹ?"

Câu hỏi khiến chị nghẹn đắng cổ họng bởi nay nhà cũng không có gì ăn, chỉ có mấy cọng rau và khúc cá kho mặn từ mấy hôm trước.

"Mẹ xào rau à, có mỗi rau thôi hả mẹ…", đứa con gái chị Ninh hỏi.

Người mẹ nào cũng muốn con mình có được cuộc sống đầy đủ, có một mái ấm và sự dạy dỗ của cả cha và mẹ. Nhưng với mẹ con chị Ninh thì điều đó không được trọn vẹn.

"Đã có người khuyên tôi đi lấy chồng, để cháu ở nhà cho bà ngoại nuôi, chăm sóc, nhưng nghĩ đến cảnh con anh con tôi rồi nhiều thứ khác nữa tôi không nghĩ đến chuyện đó nữa. Cháu đã thiệt thòi rồi, tôi muốn dành hết tình yêu thương cho cháu…"

Cuộc sống vất vả làm mẹ đơn thân còn vất vả hơn rất nhiều lần. Tất cả mọi việc từ lớn đến bé đều do chị gánh vác. Với con chị vừa là người mẹ, người cha…người trụ cột trong gia đình. Bao lo toan, nhọc nhằn đổ lên đôi vai bé nhỏ của chị.

Dù khó khăn, vất vả đến đâu nhưng bằng nghị lực của mình, người mẹ đơn thân ấy vẫn cố gắng chăm lo, vun vén cho hạnh phúc của mình. Bởi với chị: "Nếu sinh ra đã không được hạnh phúc, thì phải tự tạo được hạnh phúc cho riêng mình. Cứ cố gắng và vượt qua rồi một ngày quả ngọt sẽ đến, hạnh phúc sẽ mỉm cười".

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/8

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 19/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới gần 22,3 triệu, hơn 783 ...

"Thất nghiệp bền vững, sống sao đây?"

Dịch bệnh khiến hàng triệu công nhân mất việc làm, có bạn tự trào là "thất nghiệp bền vững" do không tìm được việc làm ...

Một tuần, thiết lập 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia tại tâm dịch Một tuần, thiết lập 2 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia tại tâm dịch

Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Đà Nẵng, Viện Pasteur TP.HCM đã cử đội thiết lập, nâng cao năng lực và đánh ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm