![]() |
Phố cà phê đường tàu trở nên tĩnh lặng khi đêm đến. Ảnh: VNM |
Các bạn có hạnh phúc khi nhà mình ở trong một khu vực được gọi là "Ổ Chuột"? Tôi thì không! Chắc chắn!
Các bạn có tự hào để giới thiệu với bạn bè rằng: "Nhà tôi ở khu Ổ chuột!". Bản thân bạn, cũng như chính quyền địa phương, hiển nhiên không thích điều này.
Nhưng chính từ cái khó khăn ấy, người ta biết tự nắm lấy cơ hội của mình, vươn lên để thoát nghèo, có đáng trân trọng không? Sẽ rất hiếm nơi nào như cái xóm nghèo nàn có đường sắt chạy qua như ở đây, "phố đường tàu Trần Phú".
Cư dân ở đây, hầu hết đều là cựu cán bộ, công nhân, nhân viên cầu đường trong ngành đường sắt, được cơ quan phân đất, phân nhà để sinh sống ở đây đã được 5, 6 chục năm. Họ đều là những người lao động chân chính, cống hiến đến hết tuổi lao động của mình cho ngành Giao thông vận tải, mà cụ thể là cho ngành Đường sắt, và đã nghỉ chế độ. Họ không có trợ cấp xã hội, không có cả lương hưu và bảo hiểm, họ cũng không có kế sinh nhai và đang phải sinh sống trong vùng quy hoạch dự án treo đã 32 năm nay.
Vài năm trước, một cô gái người Nhật lạc lối đi vào khu phố đường tàu Trần Phú, cô gái đó đã có 1/2 ngày trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây, và sau đó viết bài đăng ngay trên diễn đàn du lịch TripAdvisor... Kế đến tạp chí du lịch National Geographic Traveler tìm về khu vực này viết về sự độc đáo, về cuộc sống thường nhật của một góc Hà Nội. Và cũng kể từ đó, mới chỉ gần 2 năm nay thôi, cuộc sống của cư dân xóm đường tàu có sự thay da đổi thịt và được cải thiện từ việc bán đồ giải khát cho khách du lịch.
Đương nhiên, người dân Hà Nội, trong đó có cư dân đường tàu, đều mong muốn bạn bè gần xa, người nước ngoài và trong nước biết đến khu phố với sự hiếu khách và nồng hậu của người Việt Nam, nhất là khi khu vực phố đường tàu này được báo chí quốc tế đánh giá là địa điểm phải ghé thăm nếu đến Hà Nội. Và cũng từ đó, cư dân xóm đường tàu Trần Phú ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ an toàn đường sắt, bởi đối với cư dân sinh sống tại đây thì đó là những chuyện thường nhật, họ luôn bảo đảm an toàn tính mạng cho bản thân và mọi người.
Những người ngoài khi vào khu vực này đều được nhắc nhở về giờ tàu chạy, và thổi còi cảnh báo mỗi lúc đến giờ tàu chạy cố định. Điều mà cư dân nơi này luôn tự hào, bởi từ lâu lắm rồi, không có tai nạn đường sắt xảy ra tại khu vực này. Vụ tai nạn cuối cùng tại khu vực đường tàu Trần Phú được ghi nhận, đã xảy ra từ năm 1978, đó là vụ tai nạn giữa hai đoàn tàu đâm vào nhau.
Thế rồi, ngày 10/10/2019, nhằm đúng dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Những chiếc Barie được kéo đến chặn hết các lối đi lại vào khu tập thể, người dân sinh sống tại khu vực này đều được hỏi và kiểm tra giấy tờ mỗi khi ra vào, tất cả khách du lịch đều bị đẩy đuổi bởi những tiếng còi chát chúa, và những cánh tay vẫy gay gắt từ những người thực thi nhiệm vụ... Khu vực xóm đường tàu Trần Phú trông giống một khu quân sự, hoặc một khu cách ly.
Đã có người từng than thở với tôi: “Giá như các đoàn tàu chạy chậm lại…”, “Giá như người dân ở đây nhận được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương và ngành đường sắt cũng như ngành du lịch về phát triển kinh tế gắn chặt với đảm bảo các quy định về an toàn”… thì chắc khu tập thể này sẽ không có những chiếc Barie vô tri kia, sẽ không có những tiếng còi chát chúa nhằm xua đuổi khách du lịch…
Vâng, những cư dân đường tàu Trần Phú đang ngẩn ngơ mơ về một ngày nào đó, khu dân cư nghèo nàn của họ sẽ giống như làng cổ Thập Phần bên Đài Loan, ơi mà người dân cũng chỉ sở hữu một đoạn đường sắt cổ để kinh doanh du lịch. Hay người dân ở vùng Maekhlong, cách trung tâm thành phố Bangkok khoảng 1 giờ về phía tây nam, họ có một khu chợ nằm ngay trong Nhà Ga đường sắt, và nơi đây trở thành 1 điểm đến du lịch ấn tượng với du khách nước ngoài…
Không một người dân nào ở khu vực đường tàu Trần Phú biết chính xác khi nào những chiếc Barie sẽ được rời đi, nhưng họ đang thấy một cảm giác về một cuộc sống và điều kiện để thay đổi cuộc sống của người dân xóm đường tàu Trần Phú lại quay trở về với tĩnh lặng và một tương lai không thể xác định...
Họ lại phải tiếp tục chờ đợi một trong hai dự án lớn của Bộ Giao thông Vận tải khởi động, để họ có cơ hội được bàn giao mặt bằng, được có cơ hội thay đổi cuộc sống, để có cơ hội thoát khỏi những định kiến của xã hội về một nơi đói nghèo, không lối thoát... Nhưng Dự án đó đến bao giờ khởi động, thì không ai biết!
![]() Trong file ghi âm buổi làm việc giữa Trưởng phòng giáo dục với Hiệu trưởng trường mầm non Châu Phong trước khi quyên sinh, đã ... |
![]() Bắc Bộ có nắng, thời tiết tạnh ráo, trong khi khu vực Nam Bộ lại có mưa vào chiều tối trong ngày 12/10. |
![]() Ba năm qua, Hà Nội dừng hoàn toàn việc rửa đường, thay thế bằng loạt xe quét hút hiện đại. Trớ trêu thay, sạch đâu ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
