![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu dẫn đầu Đoàn giám sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An - Ảnh: N.A |
Theo thống kê, báo cáo từ các đơn vị, doanh nghiệp, giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 76 vụ tai nạn lao động làm 92 người bị nạn, trong đó có 20 người chết/17 vụ, 56 người bị thương nặng; làm thiệt hại về vật chất hơn 4,4 tỷ đồng. So với giai đoạn 2013-2015, giảm 5 vụ, giảm 8 vụ có người chết và giảm 13 người chết do tai nạn lao động.
Giai đoạn này có 152 trường hợp lao động được hưởng trợ cấp 1 lần với số tiền hơn 6 tỷ đồng, có 139 lượt người hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với số tiền gần 156 triệu đồng; có 287 lượt đơn vị tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho hơn 250.570 lao động.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An khẳng định tỉnh luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý việc vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể, hàng năm tỉnh đã lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; qua đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
UBND tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị Đoàn giám sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm điều chỉnh Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, vì tại Điều 24 của Nghị định quy định mức hỗ trợ của doanh nghiệp còn thấp; sửa đổi nội dung Điều 33 Luật ATVSLĐ theo hướng quy về một đầu mối cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Đồng thời, thông qua Đoàn giám sát tỉnh cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương rà soát, loại bỏ các văn bản chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSLĐ, chế độ chính sách cho người lao động…
Nghệ An cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe, bữa ăn của công nhân
![]() |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị ngành Y tế và LĐLĐ tỉnh Nghệ An cần tăng cường giám sát bếp ăn tập thể phục vụ công nhân - Ảnh minh họa |
Sau khi kiểm tra trực tiếp công tác ATVSLĐ tại 2 doanh nghiệp trên địa bàn, Đoàn giám sát Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao công tác ATVSLĐ tại hai doanh nghiệp nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Cụ thể là việc chủ động trong công tác phòng ngừa sự cố, tai nạn và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng bày tỏ băn khoăn, đó là số vụ tai nạn lao động, số người chết giảm so với giai đoạn trước nhưng chỉ có 10% trong tổng số các doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động thì số liệu này đã phản ánh đúng thực tế. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có hơn 10.000 cơ sở sử dụng lao động nhưng giai đoạn 2016-2018 chỉ thực hiện được 287 lượt khám sức khoẻ cho người lao động, liệu sức khoẻ của người lao động đã thực sự được quan tâm? Đoàn giám sát đề nghị tỉnh Nghệ An cần phải thành lập phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cùng với đó, đề nghị tỉnh làm rõ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ, nhất là việc khắc phục sai phạm sau kiểm tra…
Tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, ông Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Y tế cần phối hợp với đơn vị sử dụng lao động để thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Qua những vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn, tỉnh sẽ siết chặt và làm tốt hơn nữa công tác quản lý ATVSLĐ.
Kết luận buổi làm việc, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ rất tốt. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ được chú trọng. Tình hình tai nạn lao động, số lao động mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn giảm so với giai đoạn trước.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh về những hạn chế cần phải khắc phục như: Công tác tuyên truyền thiếu thường xuyên và chưa sâu rộng; công tác vệ sinh, sức khoẻ cho người lao động đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức; công tác phối hợp giữa các sở, ngành chưa chặt chẽ; việc khắc phục sau thanh tra, kiểm tra chưa tốt…
Trưởng Đoàn giám sát Ngọ Duy Hiểu đề nghị tỉnh tổng rà soát công tác ATVSLĐ trên địa bàn; thực hiện việc tập huấn phải đúng đối tượng, đối với người lao động cần phải cầm tay chỉ việc, lựa chọn nội dung để tập huấn, tuyên truyền. Cùng với đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quan tâm đến vấn đề quản lý an toàn sức khoẻ cho người lao động…
Đặc biệt, liên quan đến chất lượng bữa ăn ca của công nhân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trăn trở, thực tế ở nhiều doanh nghiệp trong nước, chủ doanh nghiệp không có trách nhiệm trong việc này, trong khi đó nhiều người bán hàng hay chọn đối tượng công nhân, sinh viên để bán hàng vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do đó, ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị năm 2020, ngành Y tế và LĐLĐ tỉnh Nghệ An tiếp tục giám sát bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tỉnh Nghệ An quan tâm hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về vấn đề vệ sinh, sức khỏe, an toàn thực phẩm của người lao động.
![]() Từ đầu tháng 5/2018, suất ăn ca của các nữ công nhân mang bầu Công ty CP Đầu tư và Phát triển TDT Thái Nguyên ... |
![]() Được đi xe đón trả miễn phí hằng ngày, mỗi tháng NLĐ còn được hỗ trợ 80.000 đồng tiền gửi xe ở các điểm được ... |
![]() Sáng ngày 12/11, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương phối hợp với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức buổi Tọa đàm ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
