![]() |
Bà Khúc Thị Liên (người thứ 3 từ trái sang), Tổ trưởng Khu dân cư 8B, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, một người lao động từng gắn bó nhiều năm cùng Nhà máy Dệt 8/3, đang đóng góp xây dựng hạnh phúc khu dân cư sinh sống - Ảnh: NVCC |
Bà Khúc Thị Liên, Tổ trưởng Khu dân cư 8B, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội từng lao động, cống hiến tuổi thanh xuân tại Nhà máy Dệt 8/3 nổi tiếng một thời. Khi về hưu, bà Khúc Liên vẫn nhiệt tình, năng nổ trong công tác cộng đồng tại khu dân cư, trong đó không quên trường hợp của vợ chồng anh T, một hộ gia đình trên địa bàn quản lý.
Anh T làm phục vụ nhà hàng, chị T là giáo viên một trường Trung học nên thu nhập và cuộc sống gia đình không quá khó khăn để lo cho hai người con. Thế nhưng, câu chuyện xảy ra từ vấn đề sinh hoạt riêng tư của hai vợ chồng. Khi không thể đáp ứng nhu cầu tế nhị, hai vợ chồng nảy sinh nhiều hiểu lầm, mâu thuẫn gay gắt trong cuộc sống dẫn đến ly thân gần 2 năm qua. Với trách nhiệm của một Tổ trưởng khu dân cư, trên hết là người ở cơ sở luôn quan tâm đến đời sống của người dân làng xóm, bà Khúc Thị Liên đã cố gắng tìm hiểu câu chuyện, kiên nhẫn lắng nghe lý lẽ từ hai phía để kịp thời dung hòa.
Có hôm, trời còn chưa sáng, khi nhận tin về chuyện xảy ra xô xát giữa hai người. Tổ trưởng Khúc Thị Liên đã nhanh chóng phối hợp cùng Công an phường Quỳnh Mai can thiệp, giải quyết mâu thuẫn không bùng phát căng thẳng hơn.
Bà Khúc Thị Liên chia sẻ: “Điều cảm thấy khó khăn nhất trong công tác hòa giải, thuyết phục trường hợp này là việc riêng, chỉ có 2 người trong cuộc mới hiểu nhau. Đặc biệt, liên quan đến chuyện tế nhị của vợ chồng, mình cũng không thể biết và can thiệp quá sâu. Tôi chỉ có thể bình tĩnh khuyên can, lý giải để cả hai cùng bình tâm thấu hiểu”.
Ròng rã nhiều tháng trời, Tổ hòa giải gia đình của khu dân cư 8B đã kiên trì thuyết phục để hàn gắn tình cảm và mong muốn không để cảnh những đứa trẻ còn thơ ngây chịu cảnh ly biệt cuộc sống sum vầy bên cha mẹ. Dù kết quả không như hy vọng, hai người đã thuận tình ly hôn trong kết cục êm ả, hạn chế sự tổn thương trong ký ức tuổi thơ của hai người con rằng bởi những lý do không thể cứu vãn nhưng cha mẹ vẫn luôn chăm sóc, đồng hành bên con…
Từ câu chuyện hòa giải mâu thuẫn gia đình ở khu dân cư 8B, phường Quỳnh Mai, người ta nhận ra vai trò của công tác tuyên truyền, thuyết phục trong công tác an sinh – xã hội, đặc biệt là hạnh phúc gia đình cũng đầy thách thức mà không phải câu chuyện nào cũng thành công.
Đồng thời, người ta phần nào thấu hiểu thách thức, vất vả của những người hy sinh thời gian, công sức bản thân để giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình, mái ấm bình yên tới những đứa trẻ khi trước kia họ dâng hiến tài năng ở nhà máy, nhà xưởng còn khi về hưu, những người công nhân lại phát huy vai trò gương mẫu để quần chúng tin tưởng.
![]() Những ngày giáp tết Nguyên đán Canh Tý, dọc QL 6 từ huyện Mai Châu (Hòa Bình) lên đến Mộc Châu (Sơn La) nhộn nhịp ... |
![]() Tôi tình cờ được ghi lại niềm vui của nhiều người lao động trong ngày nhận vé xe về quê trên "Chuyến xe Công đoàn", ... |
![]() “Quà nào bằng gia đình sum họp. Tết nào vui hơn Tết đoàn viên”. Dường như đến thời khắc này, ai cũng đang mong ngóng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
