Những lựa chọn muộn cho bữa tối của gia đình đối với những công nhân tăng ca về muộn. Ảnh: MINH ANH
Phòng trọ công nhân thiếu vắng tiếng trẻ con
Vợ chồng chị M.A (quê Hải Phòng, công nhân một công ty chuyên sản xuất dây điện và phụ kiện ô tô tại Hà Nội) đang loay hoay mua đồ để chuẩn bị cho bữa ăn tối của hai vợ chồng vào lúc 20 giờ tối. Cuộc sống của hai vợ chồng luôn trong tình trạng thiếu vắng tiếng cười đùa của hai con nhỏ. Họ chật vật với đồng lương ít ỏi trong căn nhà trọ cũ kỹ và những bữa cơm "nay thiếu người này, mai thiếu người kia".
"Cực chẳng đã, hai vợ chồng mới lên Hà Nội làm việc được hơn một năm nay. Con nhỏ phải gửi ở quê bởi cả ngày hai vợ chồng đi làm, sắp xếp thời gian để chăm sóc con cái gần như là không thể", chị M.A chia sẻ.
Hai vợ chồng chị thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng nếu không tăng ca, chi phí thuê nhà, sinh hoạt, đi lại cũng khá tốn kém. Nếu tăng ca thì thu nhập cao hơn, đó cũng là lý do vợ chồng chị M.A chấp nhận xa con để tiện cho công việc ở Hà Nội.
Bữa ăn tối của vợ chồng chị M.A thường giản đơn, nhanh chóng và thường kết thúc vào khoảng 21 giờ.
![]() |
Căn phòng tuềnh toàng, thiếu vắng tiếng cười của những đứa trẻ. Ảnh: MINH ANH |
Nếu lựa chọn tăng ca thêm 3 tiếng sau giờ làm chính thì thu nhập của chị M.A được gần 6 triệu đồng/tháng. Công việc của chị được luân phiên, một tuần làm đêm, một tuần làm ngày. Chồng chị cũng thường xuyên lựa chọn tăng ca để mong dư dả thêm một chút gửi về quê cho hai con ăn học.
"Nhớ con nhưng do công việc mình chọn phải tăng ca để có thêm thu nhập nên có những tối chỉ kịp gọi về vài phút để hỏi thăm tình hình học tập cũng như sức khỏe của con. Tôi chỉ mong được ổn định hơn rồi đón con lên đây với mình", chị M.A trải lòng.
Lựa chọn ở ghép
Cũng như gia đình chị M.A, vợ chồng chị Lò Thị Sòn (dân tộc Thái, quê Sơn La) cũng phải xa quê để tìm việc. Chị Sòn hiện làm công nhân cho một công ty lắp ráp linh kiện điện tử tại Bắc Ninh, chồng chị làm thợ xây. Lương của cả hai vợ chồng khoảng 10 triệu đồng/ tháng.
Nếu tăng ca, thời gian làm việc của chị Sòn là 12 tiếng/ ngày. Lương trung bình 6 triệu đồng/ tháng. Có những thời điểm chồng chị không có việc do hết công trình, chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào tiền lương công nhân ít ỏi của chị Sòn.
![]() |
Đôi vợ chồng trẻ Lò Thị Sòn bất đắc dĩ lựa chọn ở ghép với người khác để tiết kiệm chi phí. Ảnh: MINH ANH |
Để tiết kiệm chi phí thuê nhà, dành dụm tiền cho các con ở quê, vợ chồng chị lựa chọn ở ghép. Nhà trọ chỉ là nơi để vợ chồng chị về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đôi vợ chồng trẻ không có sự riêng tư, cũng không có nhiều thời gian dành cho nhau. Vì công việc chị Sòn thường xuyên đi sớm về muộn nên vợ chồng quyết định chọn ở ghép để tiết kiệm tiền.
"Biết là bất tiện, nhưng vì mình không có nhiều lựa chọn. Với những tháng chồng không có việc, mình có xin tăng ca thường xuyên thì cuộc sống của hai vợ chồng vẫn rất áp lực", chị Sòn nói.
Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những tâm tư xoay quanh cuộc sống thường ngày của nhiều công nhân nữ, nhất là những người đã có gia đình. Nhiều công nhân tâm sự rằng tháng nào không được tăng ca thì thu nhập chỉ tạm đủ chi tiêu hằng ngày, nếu phát sinh công việc thì coi như không đủ.
Tăng ca nhiều, ngoài việc ảnh hướng đến sức khỏe của công nhân thì con em họ cũng chịu tác động không nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn tháng 10/2021 cho biết, đa số công nhân di cư phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc. Có 30,2% trẻ là con công nhân từ 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Cha mẹ bận tăng ca, trẻ là con công nhân di cư còn chịu nhiều thiệt thòi, không được vui chơi, gần gũi và chia sẻ cảm xúc. |
![]() Ngày 17/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công ... |
![]() Các ý kiến tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 29 khóa XII ngày 17/8/2022 vừa qua ... |
![]() Lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nạn cho vay nặng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
