|
Càng bất ngờ hơn khi biết D. từng là công nhân có mức thu nhập hằng tháng lên tới 12 triệu đồng. Điều gì đã khiến một thanh niên với mức thu nhập thuộc diện đáng ngưỡng mộ hiện nay lại từ bỏ công việc để hiện thực hóa giấc mơ của bản thân... “được cầm đầu người khác”?
Bài toán: bán thời gian
D. chia sẻ, từng làm công nhân tại Công ty Luxshare ICT tại Bắc Giang. Gia nhập Công ty theo tiếng gọi của những lời quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn như: “thu nhập cao, công việc nhẹ nhàng, môi trường năng động…”
Một khởi đầu không thể tốt đẹp hơn khi chỉ cần tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, D. đã được phân công về bộ phận sản xuất dây chuyền với mức lương cơ bản 4.900.000 đồng.
Để đáp ứng được mức lương trên, đồng nghĩa với việc những người lao động như D. cần đạt được chỉ tiêu làm đủ 8 tiếng mỗi ngày và đủ 26 ngày mỗi tháng. Tính trung bình, mỗi giờ lao động, D. kiếm được hơn 23 ngàn đồng.
Điều đã khiến những người như D. chợt nhận ra, để có được mức thu nhập như những gì nam thanh niên này từng được nghe, hóa ra là phải làm thêm giờ. Và không phải ai trong số những người như D. cũng đều nhận ra, để đạt tới mức thu nhập từ 7 triệu đến 12 triệu đồng/tháng, họ sẽ phải trải qua những tháng ngày đầy vất vả...
Tính chất công việc cũng thuộc diện không tới nỗi phức tạp, từng linh kiện bộ phận của chiếc tai nghe, dây cáp sạc được lắp ráp bằng bàn tay của những người công nhân. Nghĩ công việc cũng nhẹ nhàng nên D. quyết định sẽ làm thêm giờ ngay khi mới vào làm việc ở Công ty. Mỗi ngày làm việc 10 tiếng. “Cảm giác cũng không tới nỗi tệ hại cho lắm”, D. cho biết.
![]() |
Công nhân làm việc trong một công ty điện tử - Ảnh minh họa: Báo Bắc Giang |
Có tháng cao điểm, D. tăng ca 20 ngày, mỗi ngày làm 12 tiếng. Một tháng có bốn ngày Chủ nhật, để đạt được mức lương 12 triệu đồng, D. đã phải "hy sinh" ba ngày Chủ nhật. Hai tuần ca sáng, hai tuần ca đêm, cứ luân phiên và ca đêm sẽ bắt đầu từ 20 giờ tới 7 giờ sáng ngày hôm sau. Đó cũng chưa phải là tất cả khi bỗng tới một ngày D. chợt nhận ra khoảng thời gian còn lại trong mỗi ngày để em có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình chỉ còn chưa đầy 10 tiếng.
Đáng nói hơn cả là việc D. cảm thấy sức chịu đựng của bản thân đã gần vượt qua mức giới hạn. D. còn chịu đựng nổi cường độ này trong bao lâu? Đó cũng là một trong những vấn đề mà chàng trai quê Bắc Giang cũng như bao người lao động khác từng nghĩ tới. Đôi lúc D. đã có cảm giác nếu cứ tiếp tục, có lẽ sẽ rơi vào trạng thái của người trầm cảm, tự kỷ với tính chất công việc sản xuất dây chuyền. Cứ âm thầm từng phút, từng giờ làm việc với những linh kiện máy móc. Ngày này qua tháng khác, những vô tư, tiếng cười đùa hồn nhiên cũng tan biến dần.
Chợt nhận ra rằng, vẫn còn có thể kiểm soát vận mệnh của mình, D. bắt đầu lại cuộc sống với công việc được tự do hơn, được thỏa sức sáng tạo hơn, đó là nghề cắt tóc. Dẫu đường đi có hơi gồ ghề, tương phản so với công việc D. từng trải qua trong môi trường nhà máy, có điều D. vẫn luôn mỉm cười vì từng ngày làm đẹp cho mọi người và cho xã hội. Thêm vào đó, mỗi một khách cắt tóc "tước đi" của D. chỉ với thời gian chưa đầy 30 phút nhưng bù lại thu nhập được gấp bốn lần so với công việc tại nhà máy. Với giá cả này vẫn được coi là “bình dân” đối với khách đến cắt tóc.
Khi chia sẻ với chúng tôi, tay D. vừa cầm chiếc điện thoại vừa cười, vừa nói: “Nếu em mà vẫn đang làm công nhân tại nhà máy, khéo em còn chẳng bao giờ có được khoảng thời gian nào để có thể biết được tin huyền thoại môn Billiards Efren Reyes vừa thua tay cơ Việt Nam ở SEA Games 31 vừa rồi đâu”.
Thu nhập thấp, đời sống thấp và sự lựa chọn “bứt phá”
Câu chuyện về việc thay đổi nghề nghiệp của chàng trai 25 tuổi cũng là một câu chuyện đáng nêu trong bối cảnh hiện tại. Theo công bố của Công ty CP Anphabe về việc nghỉ việc của công nhân rất cao, cứ 10 người thì có tới 6 người chủ động tìm công việc mới. Dù báo cáo đã nêu ra khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như việc công nhân cảm thấy mất gắn kết với công ty, công việc căng thẳng, kiệt sức,… Có điều, một thực tế khách quan vẫn luôn là đề tài cấp thiết chưa được rõ ràng. Đó là về mức lương cơ bản của người công nhân.
Trung bình, với mức lương cơ bản của phần lớn những công ty, nhà máy trong các khu công nghiệp hiện nay dành cho công nhân dao động từ 4.500.000 đến 5.000.000 đồng. Vị chi mỗi ngày công 8 tiếng, công nhân nhận được từ 160.000 đến 180.000 ngàn đồng. Điều đó đã khiến cho những người công nhân không thể không tính tới những công việc có mức thu nhập thỏa đáng hơn, ít áp lực, căng thẳng hơn và được thoải mái hơn để vừa đảm bảo đời sống vật chất, vừa đảm bảo đời sống tinh thần.
Về ngắn hạn, vấn đề trên sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới những doanh nghiệp nói chung. Về dài hạn, đây lại là một tín hiệu mừng khi những người công nhân đã phần nào tự cải thiện mình, họ đã phần nào nhận ra giá trị của họ, về tầm quan trọng của họ trong một tổng thể. Và bằng cách tiếp thu những kinh nghiệm, tri thức, một tầm cao mới trong sự nghiệp của những cá nhân là điều khả thi. Cũng như nâng tầm vị thế của giai cấp của những người công nhân tại Việt Nam là điều hoàn toàn với tới.
Thiết nghĩ đã tới lúc doanh nghiệp cần tính toán lại thu chi và cân đối điều chỉnh. Cần thiết phải nhìn nhận lại giá trị sức lao động của người lao động. Gắn kết, tiếp thu những đòi hỏi và yêu cầu chính đáng của công nhân. Quan tâm tới môi trường làm việc hằng ngày của công nhân lao động với những hành động thiết thực hơn.
Mời bạn đọc đón xem kỳ 2: "Chuyện công nhân: Tinh mơ cho tới tờ mờ sáng".
![]() Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng leo thang hiện nay, công nhân lao động (CNLĐ) đều mong muốn được tăng lương tối thiểu ... |
![]() Cơn bão Covid-19 ập đến khiến hàng vạn công nhân vội vã hồi hương trong một hành trình dài thăm thẳm và những giấc ngủ ... |
![]() Cuộc khảo sát mới đây của LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho thấy, đa số công nhân đều muốn làm việc lâu dài và gắn bó ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
