Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp
Đời sống

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp

MINH KHÔI
Tác giả: MINH KHÔI
Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thẳng thắn nêu quan điểm khi phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia”, sáng 26/5.

Lao động nhảy việc vì lương là sự lãng phí không đáng có

“Mọi người lao động đi làm đều quan tâm tới tiền lương, nhất là người có thu nhập thấp. Thực tế đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận giữa tiền lương, thưởng và phúc lợi với động lực làm việc, sự hài lòng và toàn tâm trong công việc”, bà Phạm Thu Lan mở đầu bài tham luận của mình.

Bà Lan nói rằng lương cùng với thưởng và phúc lợi thỏa đáng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp
Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn. Ảnh: Hải Nguyễn

“Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp”, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nêu quan điểm. Bà nói thêm rằng, điều này giải thích tại sao tỷ lệ nhảy việc cao, 8-12%/tháng ở các ngành đông lao động.

Người lao động nhảy việc để tìm kiếm cơ hội phù hợp với kỹ năng, trình độ là việc bình thường, song nhảy việc chỉ thuần túy để tìm kiếm mức lương cao hơn cho một công việc tương tự là “sự lãng phí không đáng có” - theo đánh giá của bà Lan.

Lấy ví dụ một doanh nghiệp có 1.000 lao động nhưng một tháng có tới 100 lao động ra vào, bà Lan cho rằng doanh nghiệp này sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và nhân lực cho tuyển dụng, làm thủ tục, hồ sơ và đào tạo… Trong khi đó, những chi phí này hoàn toàn có thể tiết kiệm để đầu tư cho tăng năng suất.

Theo Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, khi người lao động còn đang phải vướng bận kiếm bữa cơm hằng ngày cho gia đình thì sẽ không thể dành thời gian, tâm trí và sức lực cho việc học tập, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho bản thân. Chưa nói tới người có lương thấp sẽ không có nguồn lực để đầu tư cho học tập của bản thân và con cái.

Xem thêm:

Lương không đủ sống Lương không đủ sống

Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ...

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp
Các đại biểu tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia" 2024 - Ảnh: Hải Nguyễn

Bà Lan cho rằng, mặc dù Chính phủ nỗ lực cải thiện tiền lương, đời sống, việc làm và thu nhập thông qua nhiều chính sách và biện pháp toàn diện trong gần 40 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 đô la, nhưng tăng năng suất trong chặng đường sắp tới là một thách thức.

“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng năng suất giai đoạn tới không thể dựa vào việc đi tiếp con đường đã đi mà đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng. Để thực hiện thành công sự chuyển đổi đồng bộ này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng”, bà Phạm Thu Lan nhấn mạnh.

Cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng

Theo Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, để góp phần tăng năng suất từ yếu tố lao động, trong giai đoạn tới cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng. Điều này không chỉ đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình của họ, mà còn cần một khoản dự phòng cho sự việc bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.

Bà Lan mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn dẫn lại nghiên cứu của 3 nhà kinh tế học người Mỹ về tác động của lương tối thiểu tới thất nghiệp trên thế giới trong hơn 30 năm qua – nghiên cứu đoạt giải Nobel năm 2021 - chứng minh rằng tăng lương tối thiểu không làm tăng thất nghiệp và cũng không loại bỏ việc làm, mà ngược lại, có nơi, tăng lương tối thiểu dẫn tới gia tăng đáng kể việc làm và đóng góp cho chính thức hóa việc làm.

Bên cạnh đó, bà Lan đề xuất tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, mục tiêu đến năm 2030 đạt 60% như kế hoạch đề ra, đáp ứng mong mỏi của người lao động.

Video: Bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia".

Vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới về thu nhập cũng được lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn đề xuất, bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách lương và thu nhập giữa nam và nữ là 10-15% tùy theo ngành và lĩnh vực.

Bà Phạm Thu Lan còn đề xuất chính sách phúc lợi nhà ở, trường học, bệnh viện; nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội đi kèm với cơ sở hạ tầng để người lao động thu nhập thấp đạt được ước mơ sở hữu căn nhà riêng của mình trong những năm tới.

“Chúng ta cần lựa chọn nhà đầu tư tiên tiến, chất lượng, có tính tuân thủ pháp luật cao để đóng góp nâng cao năng suất lao động quốc gia”, bà Lan nói về việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm.

Cũng theo nữ chuyên gia, cần luật hóa trách nhiệm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn và cần có sự thiện chí của người sử dụng lao động trong thực hiện thương lượng tập thể.

“Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo cộng đồng doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về thiện chí trong thương lượng tập thể, tạo điều kiện để thành lập tổ chức Công đoàn đại diện cho người lao động trong thương lượng, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực hợp tác xã”, bà Lan nói và cho biết hiện nay, tỷ lệ thành lập công đoàn trong hai khu vực này chưa tới 10%.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nhấn mạnh thông điệp của mình tại diễn đàn, rằng: “Tài sản là quan trọng nhưng di sản còn quan trọng hơn. Nền kinh tế có thể tạo ra nhiều tài sản để lại cho thế hệ mai sau, nhưng di sản về cơ chế, thiết chế, chính sách và các sàn xã hội về tiền lương, thu nhập, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và các khía cạnh xã hội khác để lại cho thế hệ mai sau sẽ có giá trị hơn rất nhiều”.

Chia sẻ tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia", chị Trần Thu Trang – Ban Dịch vụ hành khách, Vietnam Airlines cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:

1.Trình độ, năng lực, ý thức của người lao động

2. Công nghệ, trang thiết bị

3. Quy trình làm việc

4. Môi trường làm việc

5. Động lực làm việc

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp
Chị Trần Thu Trang chia sẻ quan điểm tại Diễn đàn, sáng 26/5

Chị Trang nói: “Muốn nâng cao năng suất lao động phải có tinh thần lao động tốt và kỹ năng làm việc tốt. Tinh thần lao động tốt có được trong cả chặng đường, nó được nuôi dưỡng từ nhỏ, được củng cố từ nhà trường, xã hội và doanh nghiệp nơi chúng ta làm việc".

Công nhân phải có mục tiêu, khát vọng và lòng tự trọng Công nhân phải có mục tiêu, khát vọng và lòng tự trọng

Năm 2010, khi tròn 18 tuổi, chị Hạnh bước chân vào Tổng công ty May 10 với sự bỡ ngỡ vì chưa từng qua trường ...

“Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” giúp tăng năng suất lao động “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” giúp tăng năng suất lao động

Phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP Hà Nội khởi xướng ...

Phát biểu của Chủ tịch Tổng Liên đoàn tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia Phát biểu của Chủ tịch Tổng Liên đoàn tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia

Sáng 26/5, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có phát biểu đề dẫn ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm