Công đoàn

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Ngày 23/3/222, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng giờ làm thêm khiến các chuyên gia lo ngại sẽ gây hệ lụy lâu dài không chỉ cho người lao động mà còn với con em họ và cần có sự giám sát từ các cơ quan chức năng.
Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm Thúc đẩy hoạt động Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước Phổ Yên: 10 năm không có đình công, lãn công, lương người lao động tăng tối thiểu 5%
Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
Theo báo cáo của Công ty TNHH Best Pacific với Đoàn giám sát liên ngành do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, Công ty đã áp dụng tăng thời giờ làm thêm của người lao động lên tối đa 70 giờ/tháng và 800 giờ/năm. Ảnh: CT

Con công nhân di cư không được sống cùng cha mẹ, chịu nhiều thiệt thòi

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở các mặt: tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý); giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non…; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần người lao động; tăng tình trạng thương tích và tỉ lệ thương tích dẫn đến phải nghỉ việc; tăng tỉ lệ người lao động bỏ việc; chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ...

Còn theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn vào tháng 10/2021, không chỉ có người lao động mà con em họ sẽ chịu tác động không nhỏ từ việc kéo dài thời giờ làm thêm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
Khu trọ công nhân tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: NG.NGA

Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể là ảnh hưởng đến tâm sinh lý (trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình và sự gắn kết với cha mẹ). Trẻ cũng có xu hướng sống khép kín, tự tin, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.

Trẻ còn đối mặt với nhiều nguy cơ: bị bắt nạt, xúc phạm, thậm chí là bị xâm hại… Trẻ không được theo dõi, chăm sóc sức khỏe thường xuyên để phát hiện và loại bỏ sớm nguy cơ gây bệnh.

Chỉ có 34% trẻ được theo dõi sức khỏe định kì tương đối đầy đủ và chủ động. Có tới 66% cha mẹ chưa chủ động theo dõi sức khỏe định kì cho trẻ. Thậm chí, khi trẻ ốm đau, phát bệnh, trẻ mới được cha mẹ đưa đi khám chữa và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế.

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
Chị Võ Thị Thanh Lan (áo khoác hồng) làm việc tại Công ty TNHH May thêu giày An Phước (TP. HCM) đã 5 năm chưa được ăn Tết cùng gia đình, chị đã bật khóc khi nói về con. Ảnh: NG. NGA

Cha mẹ mải làm thêm giờ, vô tình làm mất đi quyền cơ bản của con

"Theo Luật Trẻ em, một số những quyền chính mà trẻ em xứng đáng được hưởng là quyền được giáo dục học tập và nhận được sự quan tâm dạy dỗ từ cha mẹ… Nhưng thực tế là, một bộ phận trẻ em là con nữ công nhân di cư đang không được hưởng những quyền chính đáng này. Vì cha mẹ bận đi làm kiếm tiền (chiếm 51,6%); vì cha mẹ đã mệt mỏi sau khi lao động nên không còn thời gian, không còn sức lực để dành dạy dỗ con cái (chiếm 22%)" - ThS. Lê Thị Huyền Trang, Viện Công nhân và Công đoàn cho biết.

Trẻ em là con nữ công nhân di cư ít được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động thể chất. Chỉ có 24,5% số trẻ được tham gia khá đầy đủ các hoạt động vui chơi giải trí. Có tới 75,5% số trẻ hiếm khi hoặc thỉnh thoảng được tham gia các hoạt động này.

Do không được thường xuyên tiếp cận và học hỏi từ thế giới xung quanh, tăng cường sức khỏe, kỹ năng sống, trẻ khó phát triển toàn diện. Ngoài ra, không vận động nhiều có thể khiến trẻ mắc các bệnh như béo phì, kém phát triển về mặt thể chất, nghiện game, nghiện điện thoại, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng…

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
ThS. Lê Thị Huyền Trang (bên trái) trò chuyện với nữ công nhân di cư. Ảnh: HT

Do ảnh hưởng của việc làm thêm giờ, nữ công nhân di cư không còn thời gian để chăm sóc con cái, phải gửi con về quê sống xa cha mẹ. Trẻ là con công nhân di cư còn chịu thiệt thòi về quyền lợi cơ bản: có 35,5% trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ; 30,8% không được gần gũi chia sẻ cảm xúc; 17,6% không được quan tâm dỗ dành khi bị tổn thương… Những thiệt thòi này của trẻ cũng xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ bận làm việc, bận tăng ca, bận lo cơm áo gạo tiền.

"Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em. Công tác chăm sóc trẻ ngày càng được cải thiện, có sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong gia đình nữ công nhân di cư còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc làm thêm giờ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc chăm sóc trẻ em trong gia đình nữ công nhân di cư.

Để giải quyết vấn đề trên, phải chăng nhìn lại từ gốc vấn đề, vì sao công nhân phải làm thêm? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất có lẽ là do lương thấp, lương không đủ sống. Do đó, cần quan tâm giải quyết được bài toán “lương đủ sống” cho người lao động thì khi đó mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này” - ThS. Lê Thị Huyền Trang đề xuất.

Tác hại của việc tăng ca đến sự phát triển của con công nhân
ThS. Lê Thị Huyền Trang trình bày kết quả nghiên cứu "Ảnh hưởng của việc làm thêm giờ đối với việc chăm sóc trẻ em của gia đình nữ công nhân di cư". Ảnh: THC
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá

Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ...

“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?” “Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?”

Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ...

Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ

Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm