Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm “Sớm bàn giao đất để Tổng Liên đoàn đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn” |
![]() |
Hội thảo do đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì. Ảnh: THC |
Theo đồng chí Đỗ Hồng Vân - Quyền Trưởng Ban Nữ công (Tổng Liên đoàn), tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có tổng số 125.342 công đoàn cơ sở (CĐCS) với 10.579.045 đoàn viên. Trong đó, đoàn viên nữ có 5.933.918 người (chiếm 56%), tập trung nhiều ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Lao động ở khu vực này chủ yếu là lao động trẻ, ngoại tỉnh, đặt ra nhiều vấn đề mà tổ chức Công đoàn cần quan tâm.
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 12b/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhận thức của CĐCS trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước về trách nhiệm chỉ đạo kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công được nâng cao. Theo báo cáo của 75 LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương thì hiện có 74.833 Ban Nữ công quần chúng.
Tỉ lệ doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước thành lập Ban Nữ công quần chúng theo đúng qui định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam đạt 80%. Chất lượng hoạt động của Ban Nữ công nâng cao rõ rệt, đại diện tham gia thương lượng nhiều chính sách có lợi cho lao động nữ. Phong trào thi đua trong nữ công nhân, viên chức, lao động được đẩy mạnh, hỗ trợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tuy nhiên, việc thành lập Ban Nữ công quần chúng còn gặp khó khăn ở nhiều doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (mặc dù đã đủ điều kiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam). Tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, Ban Nữ công quần chúng chưa được phát huy vai trò tham mưu giải quyết các vấn đề bức xúc tại doanh nghiệp như việc làm, thu nhập, nhà trẻ cho con công nhân lao động; vấn đề giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho lao động nữ chưa được thực hiện thường xuyên; việc tổ chức các phong trào thi đua trong nữ công nhân lao động chưa phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp…
![]() |
Đồng chí Lê Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: THC |
Hội thảo tập trung đánh giá: kết quả thực hiện Nghị quyết 12b/NQ-BCH (công tác chỉ đạo, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện, vai trò của cán bộ nữ công, Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong việc tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết); chất lượng hoạt động Ban Nữ công quần chúng, đặc biệt là tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất; công tác triển khai và hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động nữ công trong thời gian tới, nhất là khi xuất hiện tổ chức đại diện khác không phải là Công đoàn.
“Nhiều doanh nghiệp không muốn có quá nhiều tổ chức trong doanh nghiệp của mình. Từ đó không thành lập được CĐCS, dẫn đến không thành lập được Ban Nữ công quần chúng” - đồng chí Kiều Anh (đại diện Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội) nêu khó khăn.
“Ban Nữ công quần chúng ở cơ sở còn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Các thành viên chưa có nhiều kỹ năng, hạn chế về nghiệp vụ" - đại diện một CĐCS nêu ý kiến.
Các đại biểu cũng nghe những đề xuất, kiến nghị, kinh nghiệm nhằm triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết 12b/NQ-BCH.
“Đối với LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai thực hiện có thể tóm tắt thành các nội dung sau: để Ban Nữ công Công đoàn hoạt động tốt thì quan trọng nhất là con người. Cần chọn nhân sự ngay trong quá trình vận động thành lập CĐCS. Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là rất quan trọng. Ban Nữ công cần tham gia ý kiến vào xây dựng các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ cấp tỉnh cho đến cấp huyện. LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã đưa được tiêu chí chấm điểm nữ công cao hơn tiêu chí của Tổng Liên đoàn. LĐLĐ tỉnh cũng khai thác hiệu quả mạng xã hội Zalo để điều hành hoạt động nhanh chóng, tạo phong trào thi đua học tập lẫn nhau giữa các đơn vị" - đồng chí Lê Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ.
![]() |
Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu kết luận tại Hội thảo. Ảnh: THC |
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thay mặt Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận, tiếp thu các ý kiến sâu sát từ thực tế triển khai Nghị quyết 12b/NQ-BCH. Thời gian tới, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn sẽ tham mưu, đề xuất các nội dung về việc triển khai Nghị quyết để Thường trực Đoàn Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
![]() Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
![]() Chiều tối qua, hàng loạt quan chức cao cấp của đã bị “điểm mặt, gọi tên” do liên quan đến vụ Việt Á và thị ... |
![]() Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
