Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia
Hoạt động Công đoàn

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Phương Anh
Tác giả: Phương Anh
Không ồn ào, chẳng nhiều lời, những nữ đoàn viên ngành Đường sắt vẫn bền bỉ giữ bánh xe cuộc sống lăn đều qua từng mùa cao điểm. Chương trình “Talk Công đoàn” phát sóng dịp 8/3 lần này là lời tri ân gửi đến họ – những người phụ nữ thầm lặng sau mỗi chuyến tàu sum họp, và cả những nữ công nhân, người lao động ở khắp ngành nghề đang âm thầm cống hiến mỗi ngày.
Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia
Chương trình “Talk Công đoàn: Thấu hiểu từ những điều nhỏ nhất – hành trình kết nối những trái tim”.

Chiếc khăn lụa gửi trao sự yêu thương

Xuất hiện tại chương trình với dáng vẻ thân thiện, chị Phạm Thị Anh Đào – Ủy viên BCH, Trưởng ban Nữ công Công đoàn cơ sở Chi nhánh Vận tải đường sắt Hà Nội, mang theo một món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Đó là chiếc khăn lụa in hình ga Hà Nội, món quà 8/3 dành tặng cho chị em nữ công ngành Đường sắt năm nay.

“Chiếc khăn này không chỉ để làm đẹp, mà còn là vật gợi nhắc về nơi chị em đang làm việc, nơi gửi gắm cả tuổi trẻ, công sức và kỷ niệm của mỗi người”, chị Đào chia sẻ.

Trên nền vải mềm mại, hình ảnh ga Hà Nội hiện lên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như chính tình cảm mà những người phụ nữ dành cho công việc của mình. Không cầu kỳ hay xa hoa, món quà ấy chứa đựng sự quan tâm và thấu hiểu từ tổ chức công đoàn, nơi luôn sát cánh với nữ lao động, kể cả trong những điều nhỏ bé nhất.

Mỗi dịp lễ 8/3 hay ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ban Nữ công đều cố gắng tổ chức những hoạt động vừa thiết thực, vừa mang dấu ấn tinh thần. Có năm là hội thi nấu ăn, cắm hoa; năm khác lại là chuyến đi dã ngoại về cố đô Hoa Lư - nơi các chị em được thư giãn, tái tạo năng lượng sau những ngày phục vụ năm mới hay mùa hè đầy áp lực. Và cũng có khi, các tổ sinh hoạt nhỏ được tổ chức ngay tại đơn vị, với chủ đề về sức khỏe sinh sản, chăm sóc gia đình, những điều tưởng chừng riêng tư nhưng lại góp phần nâng đỡ tinh thần, gắn kết chị em sau mỗi lần chia sẻ.

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia
Chiếc khăn lụa là món quà 8/3 ý nghĩa dành cho chị em công nhân ngành Đường sắt.

Giữ nhịp ga, giữ mùa sum họp

Nhiều năm gắn bó với ngành Đường sắt, chị Đào không chỉ quen thuộc với guồng công việc đều đặn, mà còn hiểu sâu sắc những cao điểm tất bật quanh năm. Những dịp cuối năm, những ngày hè oi ả hay những mùa lễ lớn; mỗi mùa đều mang những áp lực riêng và những nữ đoàn viên là người góp phần giữ cho hoạt động vận tải luôn trôi chảy.

Đặc biệt, những năm gần đây, ga Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình “Tàu Công đoàn” với mục tiêu đưa NLĐ cùng người thân về quê đón Tết và quay trở lại làm việc. Không chỉ là bán vé, hướng dẫn khách, chị em còn trực tiếp hỗ trợ người già, trẻ nhỏ lên xuống tàu an toàn. “Thấy người lao động về quê kịp sum vầy, mình cũng thấy ấm lòng lắm”, chị Đào nói.

Vào mùa hè, cùng với nhiệm vụ vận chuyển, đơn vị còn đẩy mạnh bán vé tour trọn gói kết hợp du lịch đường sắt đến các địa điểm như Huế, Quảng Bình, Sapa… Chị em ngành Đường sắt không chỉ là nhân viên phục vụ mà còn là “đại sứ hình ảnh” cho ngành, mang tới trải nghiệm thân thiện, gần gũi cho khách hàng.

Những mùa cao điểm là thời gian vất vả, nhưng cũng là dịp để mỗi đoàn viên công đoàn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm và sáng tạo trong công việc. Công đoàn cơ sở ngành Đường sắt Hà Nội luôn cố gắng đổi mới phong cách phục vụ, không chỉ vì hiệu quả sản xuất mà còn để khách đi tàu cảm nhận được sự thân thiện và chuyên nghiệp của ngành.

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia

Tận lực vì chị em, tận tình vì tập thể

Là Trưởng ban Nữ công công đoàn cơ sở suốt 10 năm, chị Đào đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức các hoạt động cho nữ đoàn viên. Một trong những hoạt động nổi bật nhất là “Hội thi đổi mới tư duy kinh doanh trong vận tải đường sắt”, nơi các tiểu phẩm do chính chị em xây dựng đã phản ánh sát thực những khó khăn, áp lực trong công việc, đồng thời đưa ra phương án giải quyết linh hoạt, mềm dẻo.

“Qua hội thi, chị em thấy tự tin hơn, hiểu được chính mình và đồng nghiệp hơn”, chị kể. Những thay đổi tích cực từ đó lan tỏa vào công việc hằng ngày, từ việc phục vụ khách hàng đến cách ứng xử với nhau trong đơn vị.

Không chỉ lo phần tinh thần, Ban Nữ công còn là chỗ dựa cho chị em khi gặp khó khăn. Với trường hợp đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo, công đoàn vận động quyên góp hỗ trợ điều trị, không chỉ là tiền bạc mà còn là lời động viên để họ vững tin vượt qua bệnh tật. Với con em nữ công nhân đạt thành tích học tập, công đoàn luôn có những phần quà khích lệ, dù nhỏ nhưng ý nghĩa.

Chuyến tàu nữ công: “Gác chắn” đời thường, mở lối sẻ chia
Không chọn nghề giáo như mơ ước ban đầu, nhưng gần 30 năm được cống hiến trong ngành Đường sắt, chị Đào chưa bao giờ thấy tiếc nuối.

Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cũng là một điểm sáng tại đơn vị. Ở nơi công việc vốn đòi hỏi sự chính xác, bền bỉ và áp lực, các nữ đoàn viên vẫn luôn cố gắng giữ trọn thiên chức của người phụ nữ trong gia đình: nuôi dạy con cái, chăm lo tổ ấm. Nhiều chị em được khen thưởng bởi Tổng Liên đoàn và Công đoàn Đường sắt vì thành tích xuất sắc cả trong công việc lẫn đời sống.

Chương trình “Talk Công đoàn” không chỉ là lời tri ân, mà còn là dịp để lan tỏa tinh thần của những người phụ nữ âm thầm góp sức, để mỗi hành trình của đoàn viên thêm trọn vẹn và ý nghĩa.

Đón xem “Talk Công đoàn: Thấu hiểu từ những điều nhỏ nhất – hành trình kết nối những trái tim”.

3.500 nhân viên gác chắn và những hiểm nguy ít ai biết 3.500 nhân viên gác chắn và những hiểm nguy ít ai biết

Vụ việc nhân viên gác chắn đường ngang bị hành hung tại TP Thủ Đức mới đây đã gây xôn xao dư luận. Công đoàn ...

Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn Những chuyến tàu, xe công đoàn an toàn

Những mùa Tết Nguyên đán gần đây, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều chuyến xe - chuyến tàu công đoàn đưa NLĐ làm ...

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm