Người lao động
Vụ công nhân Golden Victory bị ngộ độc lần 3:

Nỗi lo gọi thành tên của công nhân và người dân quanh xưởng máy

Trường Hùng
Tác giả: Trường Hùng
20 giờ 35 phút ngày 24/10, trở lại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam (xã Nghĩa Minh, Nghĩa Hưng, Nam Định) để tìm hiểu vụ việc khiến 33 công nhân công ty này phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc vào sáng ngày trước đó. Chúng tôi nhận thấy sự hoang mang của người dân và những công nhân có nhà ở xung quanh khu vực nhà máy: Công nhân làm việc trong nhà máy thì bị ngộ độc, vậy những người tuy không làm việc nhưng có nhà ở xung quanh nhà máy có bị ảnh hưởng gì không?    

Câu hỏi trên hiện vẫn chưa có ai trả lời được, nhưng tổng số công nhân bị ngộ độc có kết quả là 153 người, số công nhân hiện đang nằm ở Trung tâm Y tế Nghĩa Hưng (huyện Nghĩa Hưng) điều trị là 25 người, số công nhân bị ảnh hưởng khi nhà máy dừng hoạt động là 7.200 công nhân.

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may
Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam, nơi xảy ra sự cố khiến 153 công nhân bị ngộ độc

Đó là những con số có thể tính toán được, nhưng có những con số không thể tính toán được, trước hết vì nguyên nhân vụ việc vẫn đang chờ công bố của Binh chủng Hóa học và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Nam Định sau khi tiến hành kiểm tra.

Bởi vậy mà những ngày này, không chỉ có những công nhân từng làm việc ở nhà máy này, mà cả những người dân xung quanh nhà máy cũng rất lo lắng. Chị Bùi Thị Thủy, chủ một quán tạp hóa trên đường QL 37B, cách công ty Golden Victory chừng 200m, khi thấy chúng tôi vào quán hỏi nhà của những công nhân Golden Victory gần đây, chị vồn vã nói, “Chú cứ đi vào cái ngõ kia tầm 100m thì hỏi vào nhà Thiết Tải là bị, con nhà Khởi Lự cũng bị nặng nhất”.

Tôi nhìn về hướng chị nói, thấy một con đường bê tông rộng chừng 3m. Thấy tôi bước sang, chị Thủy gọi giật lại, “À, chú ơi!”, chị đứng dậy với tay lấy cái ấm chuyên trên bàn rót vội vào cốc mời tôi ngồi xuống uống trà, “Chú uống nước đi, nghe tôi nói điều này rồi hãy đi”.

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may
Quán tạp hóa của chị Bùi Thị Thủy nằm trên QL 37B, cách công ty Golden Victory 200m

Tự dưng mấy hôm công nhân bị ngộ độc, tôi thấy không khí só sự khang khác lắm. Cảm giác khô khô trong mũi, nhưng chỉ là một tí một tẹo rất khó diễn tả, người thấy khó chịu, đầu có cảm giác nôn nao. Tôi nói chồng tôi đóng cửa vào thì thấy dễ chịu, còn cứ mở cửa ra là khó chịu liền. Trước đó, chỉ lúc nào dở giời tôi mới có cảm giác khó chịu, còn những ngày bình thường thì không sao”, chị Thủy bộc bạch.

Cùng lúc đó, chiếc đồng hồ trên góc tường “cạch” lên một tiếng rất nhỏ, 9 giờ tối. Ngó về phía đồng hồ, chị Thủy vội dẫn tôi ra cửa và dặn, “Tôi ở đây chỉ biết tình trạng như vậy thôi, chú đi đi, vào xóm để tìm hiểu thêm”.

Con đường dẫn vào xóm 9 (thôn Đông Kỳ, Nghĩa Minh) song song với hông bên trái của công ty Golden Victory, khoảnh cách giữa con đường này và bức tường dài của nhà máy là một con sông rộng chừng 5m. Các nhà ven đường giờ này đã đóng cửa và đi ngủ nhiều, nên phải đi chừng 200m nữa chúng tôi mới thấy có nhà còn thức. Thấy có người hỏi nhà công nhân, chị Nguyễn Thị Tươi (36 tuổi) ra mở cổng nói, “Chú sang nhà bên cạnh, cái Hoa vừa mới từ viện về”.

Chị Trần Thị Thanh Hoa (24 tuổi) là cán bộ dự bị của công ty, đang chờ ngày thi lên nhóm trưởng thì đến ngày 17/10 chị bị ngộ độc. Sau gần 5 ngày nhập viện điều trị, khi thấy tình hình sức khỏe đỡ hơn nên chị đã xin về nhà vì còn mẹ già (75 tuổi) và 2 con nhỏ, chồng chị đi làm xa.

Thấy có người đến hỏi trường hợp ngộ độc cụ thể của mình, chị Hoa như được giải tỏa nói, “Mong công ty làm sao sớm tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc khí để cho công nhân sớm trở lại làm việc. Tuy rằng công ty có ăn lên làm ra thì bọn tôi mới có tiền lương để về lo cho gia đình, nhưng chúng tôi đến để làm việc chứ không phải đến làm là để bị ngộ độc như thế này. Nếu bị như thế này, thì chồng tôi cũng không muốn cho tôi làm, cả gia đình tôi cũng không muốn cho tôi làm”.

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may
Chị Trần Thị Thanh Hoa, công nhân bị ngộ độc vào sáng 17/10 tại công ty Golden Victory

Nói xong, chị Hoa hồi tưởng lại sự việc:

“Sáng hôm đấy người phát liệu chuyền tôi nghỉ, tôi là người nhận liệu thay. Lúc trên đường từ phòng đào tạo nhận liệu về, tôi đã thấy công nhân bên các xưởng bên kia cứ gụp hết người xuống rồi. Khi đến đầu chuyền dãy xưởng tôi làm, tôi thấy công nhân chuyền mình bị nôn mửa, nước mắt nước mũi trào ra. Tôi mới nói, ‘Sao chị không lên phòng y tế, lại cứ ngồi đây chờ bị à?’, chị ấy trả lời, ‘Cán bộ không cho giấy và không ký thì làm sao bảo vệ cho lên được’. Tôi nói, ‘Vậy thì đi’.

Lúc đó (9h10), tôi xuất hiện triệu chứng đau đầu, người choáng váng thôi, chứ chưa có biểu hiện buồn nôn. Đến lúc dìu chị ấy lên, qua cửa bảo vệ, tôi đã có cảm giác khó thở, tức ngực. Lên tới phòng y tế, tôi với nói cán bộ trong phòng cho tôi xin miếng dán salonpas, dán xong tôi ra ngoài thì thấy nhiều công nhân được cõng vào phòng y tế.

Thấy vậy, chân tay tôi cũng bủn rủn hết lên, tôi buồn nôn, một đồng nghiệp khác bảo tôi đi ra ngoài, ‘đi ra ngoài cho nó thoáng, ở trong này thiếu oxy thì khó thở’. Chạy ra khỏi phòng y tế, tôi cứ nôn hết ra, tôi sợ quá, tôi gọi điện cho chồng tôi, ‘Dưới này đang bị ngộ độc khí, không hiểu sao chân tay em cứ bủn rủn, buồn nôn”, thì anh ấy bảo là, ‘Thôi cứ nằm đấy đi, không nhỡ ra ngoài lại gió’, thế là tôi vào đấy nằm, tôi cứ vậy nôn ra chậu.

Hôm đó có cả bác sỹ bệnh viện về trực và cho chúng tôi đi luôn xuống Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hưng ngay. Trên đường, tôi nôn hết ra, tôi nôn từ trên công ty cho tới khi tới bệnh viện, nôn đến mức độ có cảm giác không thể thở được, nước mắt nước mũi cứ trào hết ra, tóc tai rã rượi. Phút ấy, tôi mong làm sao có người vỗ đằng sau lưng để thở được thôi, nó cứ ứ lên tới cổ rồi, không thể thở được.”

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may
Chị Hoa mong muốn sự cố này sẽ không ảnh hưởng tới hai con của mình

Nói đến đây, chị Hoa dừng lại, trên khóe mắt ngấn lên 2 dòng lệ, “Nói thật với anh, từ trước tới giờ, công nhân có yếu, có mệt thì cũng chỉ biết lên phòng y tế, nửa tiếng hay một tiếng rồi người ta sẽ quay trở lại làm việc. Cũng không đến nỗi là nôn mửa, cảm giác người lúc nào cũng buồn nôn như hôm 17/10.

Môi trường độc hại như vậy, nhưng công nhân như tôi chỉ được trang bị khẩu trang và áo ngắn tay, nếu thắc mắc, trợ lý sẽ trả lời chủ quản không đặt mua thì lấy đâu. Trường hợp, chúng tôi không làm theo thì sẽ bị ghi phiếu phạt và xếp loại cán bộ không gương mẫu.”

Hai cháu nhỏ bỗng dưng ôm chặt lấy mẹ, chị Hoa dừng kể, vỗ về 2 con rồi kể tiếp, “Tôi làm việc trong xưởng thấy mùi đế xả lên đã hăng lắm rồi, thậm chí có những lúc ở nhà cũng có triệu chứng đó. Thế nên không biết rằng khi mùi trong xưởng được hút ra ngoài thì những người dân có nhà xung quanh công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào”.

Bộc bạch thêm về vấn đề đó, chị Bùi Thị Hòa (43 tuổi), một trong những người dân nhà lân cận sang chứng kiến cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và chị Hoa nói, “Trong những ngày mà công nhân Golden Victory bị ngộ độc, mùi từ công ty theo gió Nam thổi sang rất hăng. Khi bán hàng tôi phải đeo khẩu trang, lắm lúc mùi bốc lên hăng quá, không thở được tôi phải đóng cửa vào trong nhà bật quạt”.

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may
Chị Bùi Thị Hòa, người dân quanh nhà máy bị ảnh hưởng từ sự cố công nhân bị ngộ độc

Được biết, trước khi bán hàng tạp hóa gần nhà chị Hoa, chị Hòa từng là công nhân của công ty Golden Victory (từ 7/10-12/2018) ở bộ phận may, nhưng do tình trạng sức khỏe bị suy giảm (bị khó thở, mắt kém đi…) từ khi bắt đầu công việc này nên chị đã xin nghỉ.

21 giờ 30 phút, cái giờ quá muộn để nán lại ở một nhà dân ở thôn quê nhỏ, chúng tôi xin từ giã chị Hoa, chị Hòa, chị Tươi và những người khác có mặt ở đó ra về. Bước ra khỏi cổng, nhìn lại con ngõ nhỏ mà chúng tôi đã từng bước vào chỉ thấy lác đác vài ánh đèn le lói từ phía cột điện, những khoảng tối bủa vây không cho ánh sáng hắt ra phía đường lớn dường như phản ánh hiện thực câu nói tiễn chân của chị Hòa:

“Tôi nói thật với các anh, chắc rồi chúng tôi cũng không chịu nổi được nhưng đời chúng tôi già rồi, cái mà chúng tôi lo lắng nhất là còn đời con chúng tôi, đời các cháu chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng… nếu vấn đề ngộ độc này không được xử lý, làm rõ. Và liệu rằng cái thứ khiến công nhân bị ngộ độc ấy, trong trường hợp bị phát tán ra ngoài thì có khiến chúng tôi bị tổn hại sức khỏe hay không?”.

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may Sức khỏe của công nhân bị ngộ độc khí bây giờ ra sao?

Nhiều ngày qua, từ 14 – 23/10 đã có hơn 100 công nhân bị ngất, choáng phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc ...

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may Nữ công nhân bị ngộ độc và những đôi mắt thất thần trong viện

Đi làm trở lại sau sự cố kỹ thuật khiến 125 công nhân tại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam (huyện Nghĩa Hưng, Nam ...

noi lo goi thanh ten cua cong nhan va nguoi dan quanh xuong may Trở lại làm việc, công nhân Victory Nam Định lại ngất xỉu

Lãnh đạo UBND xã Nghĩa Minh xác nhận có khoảng 20 công nhân Victory Nam Định phải nhập viện ngay trong ngày đầu đi làm ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm