![]() |
Sáng 14/2, Trường Mầm non Kid's Club (quận Tân Phú, TP. HCM) sắp xếp cán bộ y tế đo nhiệt độ, rửa tay, phân luồng, đưa trẻ vào lớp học. Ảnh: PHƯƠNG LÂM (Zing.vn) |
Khá nhiều tỉnh thành khác, tùy tình hình dịch bệnh và “độ mở” của địa phương, trẻ cũng bắt đầu vào lớp. Hàng loạt trường đại học cũng đã hoặc chuẩn bị cho sinh viên lên lại giảng đường. Trong khi các em hân hoan đến trường thì không ít vẫn còn e ngại nhưng những nỗi lo ấy nên “ở lại” nhà…
Mở cửa sau những tháng dài kinh hoàng của đại dịch và đã “bình thường mới” nhiều tháng qua nhưng khá nhiều phụ huynh và không ít địa phương vẫn ngại ngần cho trẻ đến trường. Từ nỗi lo dịch bệnh lây lan, trẻ chưa tiêm, khó quản lý đến các con chưa có ý thức phòng dịch hoặc thậm chí “học online vẫn ổn mà”… vẫn là “rào cản” để học sinh lớp nhỏ chưa thể đến trường sớm hơn. Bên cạnh đấy thì việc chuẩn bị chu đáo, đảm bảo phòng chống Covid không phải nơi nào cũng tươm tất để các em trở lại trường trước Tết.
Nhưng trẻ không thể cứ học online mãi, học sinh chẳng chỉ học suông trực tuyến và học hành không chỉ là những con chữ, con số đơn thuần, các kiến thức chỉ có trong sách vở mà còn là môi trường giáo dục, kỹ năng sống, khả năng giao lưu, hợp tác…
Chưa kể trẻ em cũng như người lớn với nhu cầu phải có bạn bè, giao tiếp với nhau và chẳng thể ru rú ở nhà mãi với màn hình máy tính hay gói gọn trong chiếc điện thoại. Rồi vui chơi, hoạt động thể chất, rèn luyện thể thao và cả tinh thần cùng hàng loạt nhu cầu khác mà online không đáp ứng được.
Con cái nào cũng là báu vật, cha mẹ nào cũng dành tất cả yêu thương để lo lắng và bảo bọc chúng nhưng cuộc đời dù có gắn bó với nhau ra sao thì cũng phải để cho trẻ “khung trời riêng” cùng những tự lo cho bản thân để tăng sức “đề kháng”.
Biết rằng không thầy cô hay trường lớp nào lo xuể hoặc đảm bảo 100% trẻ miễn dịch, tuy nhiên cha mẹ chẳng nên “ấp ủ” con hay bao bọc quá kĩ và nên chấp nhận rủi ro có thể để trang bị cho chúng nhiều thứ quý giá không kém sức khỏe.
Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mong mỏi trẻ đến trường càng sớm càng tốt ngay sau Tết Nguyên đán và số phụ huynh đồng tình cho con vào lớp nhiều nơi hơn số lo lắng vẫn muốn trẻ ở nhà.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM, có hơn 80% phụ huynh học sinh tiểu học và gần 70% phụ huynh học sinh từ 3 đến 6 tuổi đăng ký cho con em đi học trực tiếp đợt này. Theo kế hoạch của sở, học sinh tiểu học TP. HCM sẽ đi học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc. Còn lứa tuổi lớn hơn thì đại đa số đã đến trường từ trước Tết và không có sự cố nghiêm trọng hay lây lan diện rộng nào xảy ra.
So sánh nào cũng khập khiễng, hình ảnh nào ở cạnh nhau cũng chỉ tương đối nhưng người lớn có thể đưa trẻ em đi du lịch khắp nơi, vui chơi khắp chốn và vào những chỗ đông người đã từ lâu thì sao phải ngại ngần cho trẻ đến trường!
Nếu nói rằng khi đi với cha mẹ, sẽ được thực hiện 5k và phòng dịch tốt hơn thì cũng chưa hẳn thuyết phục bởi các trường đều chuẩn bị những biện pháp kỹ lưỡng nhất có thể. Đấy là chưa kể ở nhà trẻ vui chơi với bạn bè thì liệu có khác hòa nhập với đồng trang lứa ở trường.
Dù nhìn góc nào, biện minh ra sao, lý giải góc gì thì cuối cùng cuộc sống, sinh hoạt, học hành, làm việc… của chúng ta cũng phải trở lại bình thường.
Mấy ngày qua ca nhiễm mới có tăng cao, dịch bệnh cũng còn cần chúng ta phải rất cẩn trọng để an toàn cho những người có nguy cơ cao. Nhưng đã gần 200 triệu mũi vắc xin được tiêm trên cả nước, hệ thống y tế được cải thiện rất nhiều, nỗi lo quá tải đang tăng dần và thuốc men đặc trị xuất hiện ngày một nhiều cùng tình hình hoàn toàn khác mấy tháng trước nên nỗi lo của phụ huynh nên “ở nhà” để trẻ đến trường đông vui, an toàn hơn.
![]() Học sinh từ lớp 7 tới lớp 12 tại Hà Nội sẽ đến trường từ ngày 8/2. Sau Tết, trẻ mầm non, tiểu học và ... |
![]() Sau Hà Nội 1 tuần, từ 13/12 TP HCM sẽ cho học sinh khối 1, 9 và 12 đến trường và trẻ mầm non sẽ ... |
![]() Học sinh nhiều tỉnh, thành đã gần xong học kì I năm học này nhưng vẫn chưa thể đến trường, không ít em chưa biết ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
