![]() |
Người dân làm ăn xa trở về quê tại thôn Tra Thôn, xã Thiệu Phú, bị khóa trái cửa trong thời gian cách ly tại nhà. Ảnh: D.L.(Zing.vn) |
30 hộ dân ở xã Thiệu Phú, Triệu Hóa (Thanh Hóa) đã ở trong căn nhà khóa trái vì có người từ vùng cam, vùng đỏ về quê. Những người dân này cũng về quê ăn Tết từ… trước Rằm tháng Chạp để đảm bảo thời gian cách ly.
Họ đã rất hợp tác, chấp nhận thiệt thòi về công việc để về sớm, cách ly theo yêu cầu của xã. Song, về tới địa phương, xã lại “vận động” khóa cổng nhà, khiến cả hộ gia đình bị nhốt bên trong.
Đáng nói, xã cho rằng việc này là thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Đó là một cách diễn giải sai một cách trắng trợn. Không điều nào trong Nghị quyết 128 yêu cầu khóa trái cửa với người về từ vùng cam, vùng đỏ. Hành động nhốt người này đi ngược hoàn toàn với tinh thần Nghị quyết 128 trong việc thích ứng an toàn với đại dịch.
Không chỉ ở Thanh Hóa, tại xã Nam Cao (Kiến Xương, Thái Bình), một hộ gia đình cũng bị nhốt trong nhà 7 ngày vì có người đi về từ vùng đỏ. Cho dù, người về đã xét nghiệm âm tính với Covid-19. Cho dù, họ đã tự nguyện cách ly tại nhà theo yêu cầu địa phương. Song, cánh cửa đóng sập, địa phương khóa ngoài và cầm chìa khóa đi.
Đáng sợ hơn, theo chia sẻ, trong 7 ngày bị nhốt ấy, họ không được địa phương ghé tới 1 lần. Lương thực, nhu yếu phẩm của cả một hộ gia đình đều do sự hỗ trợ hoặc hàng xóm mua giúp.
Hành động đóng cửa bỏ đi ấy, trong lời xin lỗi của Chủ tịch xã được diễn giải như này: "Đây là sự việc đáng tiếc, tình ngay, lý gian. Tôi làm tôi sẽ chịu trách nhiệm".
Sao lại “tình ngay”? Nhốt người dân 7 ngày trong nhà mà không hỏi tới một câu, tình là tình nào? Và “chịu trách nhiệm” ở đây là gì? Là Chủ tịch xã xin lỗi, Trưởng thôn (người trực tiếp khóa trái cửa) xin “rút kinh nghiệm”.
Hiện tại, hai trường hợp ở Thái Bình và Thanh Hóa đều đã tháo khóa trước cửa nhà người dân. Nhưng rõ ràng, ở một vài nơi, cán bộ địa phương vẫn bị những "ổ khóa" trong tư duy. Đó là cách chống dịch cực đoan bất chấp. Đó là sự lúng túng, hoảng loạn và sợ hãi khi Tết đến, người dân trở về địa phương. Đó còn là tâm lý an toàn cho cá nhân mình bất chấp những khó khăn, bất trắc của người dân.
Trong sâu thẳm, những "ổ khóa" này mới là những thứ đáng phải tháo. Tháo triệt để. Người lao động đang rần rần chuẩn bị cho những cuộc hồi hương sau 2 năm dịch lang bạt, khó khăn. Họ xứng đáng được hưởng một cái Tết sum vầy ở gia đình, trên quê hương họ sinh ra và lớn lên.
Mọi hành vi cản trở, quấy nhiễu người trở về quê, đi ngược tinh thần Nghị quyết 128 đều đáng lên án và ngăn chặn. Lúc này, điều các địa phương cần là những người đứng đầu có dũng khí, chống dịch bằng sự bình tĩnh, hiểu biết và thấu cảm với nhân dân.
Còn những người tay lăm lăm chiếc ổ khóa, không thể cứ mãi xin lỗi, xin rút kinh nghiệm rồi viện dẫn “tình ngay, lý gian” mãi được!
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
