![]() |
Việc chủ động thích ứng, “sống chung với dịch bệnh” sẽ hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhằm ổn định sản xuất, đời sống. Bởi vậy, thích ứng an toàn, linh hoạt phòng, chống dịch, bảo đảm sản xuất là lựa chọn đúng đắn nhất lúc này. |
Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo phù hợp với tình hình mới. Theo đó, sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt sẽ là phương châm hành động. 6 nguyên tắc để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19 được đề ra, gồm: Xác định y tế là trụ cột, trung tâm; kinh tế là cơ sở, nền tảng; dữ liệu khoa học là then chốt; ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; vắc xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; tất cả những yếu tố đó nhằm bảo đảm an toàn để sản xuất và sản xuất phải an toàn.
Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như trước ở thời điểm này đã không còn phù hợp, do số lượng người mắc quá lớn, làm quá tải hệ thống y tế, quá sức chịu đựng của ngân sách, cạn kiệt nguồn nhân lực. Mặt khác, tỷ lệ người được tiêm chủng vắc xin đã đạt mức cao, trong khi công tác tiêm chủng mũi 2 bao phủ toàn bộ dân số cả nước trong độ tuổi đang được gấp rút thực hiện theo lộ trình chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc tiêm mũi 3, trước hết cho nhóm người có nguy cơ cao, tiêm chủng cho trẻ em cũng được triển khai.
“Sống chung với dịch bệnh” có lẽ rồi sẽ trở thành một thuật ngữ quen thuộc, giống như Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang “sống chung với lũ”. Không thể dập tắt dịch bệnh trong một sớm một chiều thì tìm cách để thích ứng với nó là một lựa chọn khôn ngoan. “Sống chung với dịch bệnh” cũng không phải là một khẩu hiệu, mà là một phương châm ứng xử khoa học, sát thực tế.
Cùng với chiến lược vắc xin, đẩy mạnh công tác tiêm chủng, ý thức của mọi người dân là yếu tố quyết định góp phần chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh. Và để “sống chung với dịch bệnh”, các ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng có nhiều sáng tạo trở thành mô hình và nhanh chóng được nhân rộng. Lĩnh vực y tế có sáng kiến tư vấn, điều trị bệnh nhân Covid từ xa; lĩnh vực giáo dục kết hợp học trực tiếp và trực tuyến; các địa phương vừa đẩy mạnh khoanh vùng truy vết, vừa tích cực tổ chức lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới; các doanh nghiệp triển khai đồng thời biện pháp 5K với chuẩn bị điều kiện bảo đảm sản xuất an toàn...
Ý kiến lạc quan nhất hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ kết thúc trong năm 2022; ý kiến ít lạc quan hơn thì cho rằng dịch còn kéo đến năm 2024 rồi trở thành một dạng “cúm mùa”. Dù là ý kiến nào cũng đều cho thấy dịch bệnh sẽ còn tồn tại tính bằng năm. Việc chủ động thích ứng, “sống chung với dịch bệnh” vì thế sẽ hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của nó, nhằm ổn định sản xuất, đời sống.
![]() Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Vĩnh Phúc đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng ... |
![]() Một biến chủng mới đang có nguy cơ trở thành siêu biến chủng nguy hiểm nhất của virus SARS- CoV-2. Tổ chức Y tế thế ... |
![]() Theo ông Mai Quang Hùng - Trưởng ban An toàn (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc), việc chuyển đổi số trong quản lý công ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
