![]() |
Buổi diễn tập phòng, chống Covid-19 tại một khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) |
Từ giữa tháng 5 năm 2021 đến nay, với các chính sách quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, hoạt động, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm so với các tháng trước đó. Nguyên nhân là do thiếu nhân công và khó khăn trong công tác giao/nhận hàng hóa, nhất là việc giao/nhận hàng liên quan đến những địa phương đang có dịch.
Những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Do nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, ... nên khi dịch Covid-19 xảy ra, việc hạn chế đi lại, thông thương đã ảnh hưởng đến thời gian cung ứng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất điện tử, dệt may,…
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoàn thành tiến độ các đơn hàng đã đặt trước. Từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ, sức mua của nền kinh tế nhìn chung đều giảm.
Đối với các doanh nghiệp có lượng khách hàng ổn định nhưng do lệnh phong toả, hạn chế đi lại, hoạt động giao thương hạn chế, nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc hoãn cũng làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu.
Đối với các doanh nghiệp có lượng khách hàng còn thấp, sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận khách hàng, dẫn đến khó duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí chấm dứt dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Một số doanh nghiệp hoạt động cho thuê nhà xưởng, kho chứa hàng cũng tạm ngừng hoạt động vì không có hợp đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao vì vậy một số doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, cắt giảm lao động.
Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động mới gặp khó khăn, do tâm lý lo ngại dịch bệnh và chính sách hạn chế di chuyển lao động giữa các vùng, địa phương dẫn đến doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động.
Nhiều doanh nghiệp có số lượng lớn người lao động phải nghỉ giãn cách, cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc khó khăn trong bố trí, sắp xếp dây chuyền sản xuất và phân lịch làm việc theo ca. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho những công nhân nghỉ giãn cách, đang bị cách ly,...
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp vận tải phải thực hiện thêm nhiều biện pháp phòng, chống dịch (hạn chế đi lại, xét nghiệm cho tài xế, giá xăng dầu tăng,…) dẫn đến tăng chi phí vận chuyển, kho bãi gia tăng đã đẩy giá thành sản phẩm, nguyên liệu đầu vào lên cao hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thêm hàng loạt các chi phí liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: Chi phí lưu trú tại chỗ cho chuyên gia, nhà quản lý, mua sắm thiết bị, vật tư phòng dịch, vệ sinh, khử khuẩn,... dẫn đến doanh thu giảm, gặp nhiều khó khăn,... nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
![]() |
|
Các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo sản xuất, kinh doanh
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các KCN được Ban Quản lý KCN Vĩnh Phúc coi là nhiệm vụ trọng tâm. Các doanh nghiệp trong KCN đã kịp thời nắm đầy đủ chủ trương, quan điểm của Chính phủ, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc và hướng dẫn, khuyến cáo của ngành Y tế.
Hiện tại, hầu hết doanh nghiệp đã ký và thực hiện bản cam kết phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ phòng, chống Covid-19 tại doanh nghiệp; đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19,...
Trong hoàn cảnh phải thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhưng với nỗ lực của doanh nghiệp cùng nhiều cơ chế, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công tác quản lý các dự án sau cấp phép được tăng cường,... hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đã dần ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế của các dự án FDI đều tăng từ 3-7% so với cùng kỳ năm 2020.
![]() Ngày 17/11, Hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn Khối thi đua các Công đoàn ngành, Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc Liên ... |
![]() Sáng ngày 10/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc, Công đoàn Prime Group đã ủng hộ 150.000.000đ cho công tác phòng, ... |
![]() Liên quan đến vụ việc Công ty cổ phần May Pearl Việt Nam (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) không thể đón 1.200 công nhân ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
