![]() |
Bữa cơm của những người lao động bị mắc kẹt. |
Đến nay, đã gần 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội, nhiều lao động tự do chọn trở về quê thay vì ở lại thành phố chờ dịch qua đi. Vậy nhưng, vẫn có không ít trường hợp lựa chọn ở lại để đảm bảo an toàn phòng dịch, hoặc không đủ chi phí, đặc biệt là với nhiều người lao động làm việc tự do hay công nhân tại các công trình xây dựng thì việc ở lại mà không có công việc khiến cuộc sống họ trở nên rất khó khăn.
Bên trong căn trọ nhỏ xập xệ tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng hiện là nơi nương náu của 23 công nhân lao động xây dựng người Nghệ An. Từ ngày dịch bùng phát trở lại, những công nhân này không được đến công trường, mất việc, số tiền tích góp ít ỏi còn lại chỉ đủ để cầm cự mấy ngày đầu. Đến nay, dịch bệnh kéo dài, các cửa ngõ ra vào thành phố đóng kín, không được về nhà, ở lại thì mọi chi phí sinh hoạt chi tiêu đều hạn hẹp, hơn 20 miệng ăn nương tựa nhau chờ ngày dịch bệnh qua đi.
Anh Nguyễn Văn An (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, tiền lương tháng trước anh gửi về gia đình để lo con cái học hành. Tuy nhiên, sang tháng này, đi làm được mấy hôm thì dịch bệnh trở lại, công ty cho nghỉ nên anh không có lương để chi trả sinh hoạt phí hằng ngày. Dù rất muốn về với gia đình nhưng đến giờ, trong người anh không còn đồng nào để chi tiêu.
Khác với anh Nguyễn Văn An, cô Nguyễn Thị Sửu (Thanh Chương, Nghệ An) được người quen giới thiệu vào Đà Nẵng làm nhân viên vệ sinh cho một khách sạn trên địa bàn quận Sơn Trà. Giữa tháng 7, cô bắt xe từ Nghệ An vào Đà Nẵng để nhận công việc mới và thuê trọ trong căn nhà cấp 4 vẻn vẹn 20m2 trên đường Phó Đức Chính, quận Sơn Trà. Khi dịch bùng phát, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, khách sạn cô Sửu làm việc cũng đóng cửa khiến cô chưa nhận được đồng lương nào đã bị mắc kẹt ở lại Đà Nẵng. Bây giờ, dịch kéo dài, cô Sửu không có tiền để mua thức ăn, lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan, thiếu thốn đủ bề...
"Dịch bệnh làm người lao động chân tay chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Nhiều tổ chức hỗ trợ đưa chúng tôi về quê, nhưng chúng tôi không về để tránh sự lây lan của dịch bệnh, ai ở chỗ nào, ở yên chỗ đó. Bữa ăn của mọi người chủ yếu cũng rau cỏ mà mọi người hái được. Dù có thiếu thốn nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng trụ lại đến khi dịch tan ", cô Sửu chia sẻ.
Theo Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TP Đà Nẵng, hiện Sở đang cho rà soát và lập danh sách những người lao động tự do ở các địa phương đang mắc kẹt tại Đà Nẵng để nắm bắt nguyện vọng. Đối với những lao động có mong muốn được trở về quê, Sở sẽ có những đề xuất gửi các địa phương để phối hợp phương án đưa đón và cách ly đảm bảo an toàn. Đối với nhóm người lao động ở lại thành phố nhưng gặp khó khăn vì mất việc, trước mắt, thành phố sẽ hỗ trợ nhu yếu phẩm để các mọi người sinh hoạt.
Trong hôm qua (22/8), UBND Quảng Ngãi và UBND Quảng Nam đã tiến hành nhiều chuyến xe đưa đón người lao động và sinh viên bị mắc kẹt tại Đà Nẵng về quê. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm nhiều chuyến xe như vậy giúp người lao động và sinh viên được trở về quê.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 23/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,3 triệu, hơn 807 ... |
![]() Niềm vui đến từ một sáng kiến giúp nam nữ công nhân độc thân có cơ hội tìm được “nửa kia” của mình. Niềm vui ... |
![]() Mất việc phải về quê nhưng lòng người công nhân vẫn hướng về công ty từng làm việc với biết bao kỷ niệm. Dịch rồi ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
