![]() |
Ảnh minh họa |
12 cựu quan chức đã liên hệ với Bộ Xây dựng để trả lại nhà công vụ sau khi dư luận xôn xao và mạng xã hội ồn ào. Hành xử ấy dù muộn và hiếm nhưng cũng đáng được ghi nhận trong thời buổi “nhà của ông” vẫn còn tràn lan…
Trong số những cựu quan chức ấy, có người cho biết họ không có ý chiếm dụng nhà công vụ, một số đang làm thủ tục trả lại nhà, có vị chờ hoàn thiện nhà mới và cũng có vị chờ nhà nước hóa giá nhà ở công vụ để mua với giá rẻ như một đặc quyền.
Báo chí dẫn lời của một cựu quan chức cấp Thứ trưởng rằng bà chờ mua hóa giá chứ không cố tình chây ì. Còn một vị chức vụ tương đương thì thừa nhận “mọi người đều vậy (đều giữ nhà công vụ - PV) chứ không chỉ riêng gia đình tôi.”
Có lẽ họ nghĩ đó là điều bình thường vì “mọi người đều vậy” và trên thực tế những chuyện tương tự như thế không phải là cá biệt, cũng từng tái diễn từ hàng chục năm nay.
Đã có một cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội về hưu nhưng lại chưa muốn rời biệt thự công vụ mà thích mua luôn. Một cựu tổng Thanh tra Chính phủ thôi chức rời thủ đô về quê nhưng mãi 3 năm sau mới chịu trả nhà công vụ!
Không chỉ nhà, còn xe cùng một số chế độ khác mà không ít vị thôi chức, rời ghế, hết đường quan lộ vẫn nghĩ đó là điều đương nhiên, vẫn được hưởng hay tận dụng cho đến khi nào không thể.
Dường như những văn bản, quy định hay công văn đòi công sản không được tôn trọng bằng dư luận xã hội giận dữ và vụ 12 căn hộ công vụ vừa xảy ra là một minh chứng rõ ràng nhất.
Họ ngại ảnh hưởng từ những thông tin báo chí, họ sợ dị nghị từ nhiều nguồn truyền thông chứ chưa hẳn thực tâm muốn trả ngay những thứ không còn được hưởng. Giờ đây dù những vụ “chây ì” đấy được giải thích, biện bạch bằng lý lẽ nào thì cũng khó thuyết phục số đông. Càng không dễ chấp nhận hơn nữa với cách quản lý và sử dụng mà cứ phải nhắc nhở khá nhiều những vụ như thế.
Trên thực tế, quy định đã rõ để nhà của công không thể biến thành “nhà của ông” nếu như chẳng có những biến hóa khôn lường và luồn lách luật lệ. Phản ứng của dư luận và quyết liệt của quản lý không phải để đẩy quan chức nào ra đường, lấy lại nhà bất chấp tình lý mà chính là “thượng tôn pháp luật” và công bằng xã hội. Hơn nữa chẳng quốc gia hay công sản nào đáp ứng đủ số lượng quan chức có nhu cầu nhà công vụ khi ngày càng đông mà nguồn cung có hạn.
Nếu vẫn quản lý, kiêng nể và e dè như vậy thì sẽ còn những 12 cựu quan chức khác. Nếu vẫn tư duy “mọi người đều vậy” chắc chắn chẳng bao giờ chấm dứt trông đợi những mong muốn nhà của công thành “nhà của ông”.
Luật đã rõ, lệ đã nhiều và thực tế cũng đòi hỏi không thể để những tiền lệ nên không chỉ nhà mà xe cùng những thứ khác thuộc về công sản phải trở về đúng vị trí dù từng của ai, ngồi vị trí nào nhưng hết quyền sử dụng.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 22/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,55 triệu người nhiễm virus ... |
![]() Ngày 21/4, UBND tỉnh Hải Dương ra văn bản chỉ đạo số 1292/UBND-VP về việc đồng ý đề xuất của Sở GD&ĐT cho phép học ... |
![]() Nhiều đối tượng lao động tự do như người bán hàng rong, xe ôm, thu gom rác, phế liệu, bốc vác,... được nhận hỗ trợ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
