Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản
Hoạt động Công đoàn

Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản

TRƯỜNG SƠN
Tác giả: TRƯỜNG SƠN
Từ giữa năm 2023, Công đoàn tỉnh Quảng Trị vận động đoàn viên công đoàn và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí xây dựng 4 nhà công vụ ở các điểm trường khó khăn nhất.
Cán bộ công đoàn "hiến kế" đẩy mạnh phát triển đoàn viên “Tôi được sống thêm lần nữa!”

Mong chờ về nhà công vụ

13 năm nay, cô giáo Hồ Thị Thanh Vân giảng dạy ở điểm trường thôn Trại Cá thuộc Trường Tiểu học Tà Long, huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị).

Cô giáo Vân chia sẻ, thôn Trại Cá ở ngay bên đường Hồ Chí Minh, thuộc diện thuận lợi trong đi lại nếu so với một số điểm trường ở các xã trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhà ở xa (huyện Cam Lộ), điểm trường lại không có phòng ở công vụ nên việc ở lại nghỉ ngơi sau giờ dạy gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản

Nhà ở công vụ dành cho giáo viên tại điểm trường thôn Trại Cá, huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

“Thời điểm có con nhỏ, vì không thể ở lại được nên hết giờ dạy, tôi xe máy về nhà, sáng sớm lại chạy lên trường với quãng đường cả đi cả về 130 cây số. Nhưng đó là thời tiết thuận lợi, còn vào mùa mưa, dọc tuyến đường trở về nhà có nhiều điểm bị ngập sâu, hoặc sạt lở, lúc đó nữ giáo viên buộc phải ở lại trường, con nhỏ đành nhờ nội ngoại”, cô giáo Vân nói.

Tại điểm trường thôn Trại Cá, ngoài mấy phòng học còn có thêm 1 phòng đa năng để làm văn phòng, nơi nghỉ của giáo viên nhưng diện tích nhỏ, trong khi có đến 10 giáo viên nhà xa, việc nghỉ ngơi thành ra bất tiện.

Thấy vậy, nhà trường đã làm một phòng bằng tôn sát vách phòng đa năng để giáo viên nấu ăn, tắm giặt và nghỉ ngơi. Vào mùa nắng, căn phòng này rất nóng, còn vào mùa mưa, nước thấm dột khắp nơi.

Cô giáo Vân cho biết, giữa năm 2023, đoàn cán bộ Công đoàn tỉnh Quảng Trị đến khảo sát về nhu cầu nhà công vụ ở điểm trường thôn Trại Cá. Cô nghĩ thầm: "Khảo sát vậy thôi chứ chắc gì sẽ xây dựng nhà công vụ ở đây". Giả sử có nhà công vụ, cô sẽ sắm tủ lạnh, rồi đưa con nhỏ từ quê lên ở lại trường, chấm dứt cảnh bỏ con ở nhà, sáng sớm chạy mấy chục cây số lên trường rồi chiều lại chạy về.

Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản

LĐLĐ tỉnh Quảng Trị khảo sát nhà công vụ mới được xây dựng tại điểm trường thôn Trại Cá. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

2 tháng sau, hy vọng của cô giáo Vân đã có cơ sở khi LĐLĐ tỉnh Quảng Trị quyết định xây dựng nhà công vụ ở ngay điểm trường Trại Cá.

Việc xây dựng được tiến hành nhanh chóng, đến cuối tháng 9/2023, lễ bàn giao nhà công vụ ở điểm trường Trại Cá được tiến hành. Nhà công vụ này có 3 phòng, bên trong có vệ sinh khép kín, có bếp nấu ăn, có giường rộng rãi và cả nơi làm việc.

“Ngay sau khi tiếp nhận nhà công vụ, nhà trường đã họp và quyết định ưu tiên cho tôi 1 phòng, vì tôi có con nhỏ. Vậy là ước mơ đã thành hiện thực, tôi sẽ đưa con lên ở lại trường, mỗi ngày không phải chạy gần 130 cây số với nhiều nguy hiểm nữa”, cô giáo Vân phấn khởi chia sẻ.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có gần 1.500 cán bộ, giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa với điều kiện sống, sinh hoạt hết sức thiếu thốn, đặc biệt là nhà ở, nhiều giáo viên phải ở nhờ nhà dân hoặc ở trong nhà tập thể tạm bợ, xuống cấp, hư hỏng nặng cần kịp thời sửa chữa.

Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và công đoàn các cấp luôn quan tâm chăm lo đến nhà ở công vụ cho giáo viên vùng khó. HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết 168/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 thông qua Đề án xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên các vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025 với 399 phòng, trị giá 59,8 tỉ đồng, trong đó 50% nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.

Biến ước mơ của những giáo viên cắm bản thành hiện thực

Đồng chí Nguyễn Thế Lập - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cho biết, ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông hiện còn nhiều trường, điểm trường chưa có nhà công vụ. Đây là vùng sâu, vùng xa, người dân chủ yếu là đồng bào thiểu số có đời sống khó khăn nên việc xoay xở tìm chỗ ở của giáo viên rất gian nan.

Biết rõ những thiệt thòi của giáo viên nơi đây nhưng vì ngân sách địa phương hạn chế, kinh phí xây dựng nhà công vụ phải xã hội hóa một phần, nên LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tiến hành vận động các nguồn.

Theo đó, cuộc vận động triển khai từ LĐLĐ tỉnh đến LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố và các công đoàn ngành; vừa vận động vừa xây dựng, đến nay đã có 4 nhà công vụ được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản

LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ bàn giao nhà công vụ cho giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Húc. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 1/2024, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ bàn giao nhà công vụ cho giáo viên tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Húc (huyện Hướng Hóa). Nhà công vụ có 3 phòng ở với diện tích xây dựng gần 90m2, tổng kinh phí xây dựng 600 triệu đồng, trong đó VNPT Quảng Trị hỗ trợ 100 triệu đồng.

Bên trong phòng có bếp, nhà vệ sinh khép kín, bình nóng lạnh. Công trình là nơi ăn ở, sinh hoạt dành cho các giáo viên xa nhà đang công tác tại trường.

Hiện thực hóa ước mơ nhà công vụ cho giáo viên cắm bản

Nhà công vụ ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Húc có 3 phòng ở, với diện tích xây dựng gần 90m2. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Tiếp nhận nhà công vụ cho giáo viên, lãnh đạo nhà trường đã gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh, VNPT Quảng Trị. Đồng thời, nhà trường rất phấn khởi khi được nhận nhà công vụ do LĐLĐ tỉnh trao tặng, đây sẽ là niềm cổ vũ động viên rất lớn để giáo viên tại trường có thêm động lực yên tâm công tác và giảng dạy.

Theo đồng chí Nguyễn Thế Lập, đến nay, số tiền ủng hộ kinh phí để xây nhà công vụ cho giáo viên vùng khó là gần 3 tỉ đồng và đang được tiếp tục triển khai, với mục tiêu sớm biến ước mơ của những giáo viên cắm bản thành hiện thực. Ngoài việc xây nhà công vụ, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị còn kết nối với các đơn vị để xin hỗ trợ tivi, tủ lạnh và các vật dụng thiết yếu cho giáo viên.

Video: Phát biểu của LĐLĐ tỉnh Quảng Trị và đại diện nhà trường tại lễ bàn giao nhà công vụ cho giáo viên ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Công đoàn Quảng Trị góp sức xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền múi Công đoàn Quảng Trị góp sức xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền múi

Để góp sức cùng thực hiện Đề án xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên các vùng khó khăn giai đoạn 2021 - ...

Trao nhà công vụ giáo viên vùng khó khăn ở Lâm Đồng: Sẻ chia cùng đồng nghiệp Trao nhà công vụ giáo viên vùng khó khăn ở Lâm Đồng: Sẻ chia cùng đồng nghiệp

Cùng san sẻ để vơi bớt những khó khăn cho nhà giáo ở trường TH&THCS Đinh Trang Thượng huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng là ...

Công đoàn Quảng Trị: Đồng sức xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên vùng khó Công đoàn Quảng Trị: Đồng sức xây dựng phòng ở công vụ cho giáo viên vùng khó

Để góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho giáo viên tại các điểm trường khó khăn, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm