Người lao động

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu

TRƯỜNG SƠN
Tác giả: TRƯỜNG SƠN
Với 20 năm công tác tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, anh Lê Đức Tuấn đã nỗ lực trở thành đảng viên tiêu biểu, có nhiều sáng kiến nhằm nâng cao năng suất lao động, làm lợi cho nhà máy.
Điều kiện và quy trình giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng Gặp gỡ đảng viên công nhân tiêu biểu TP. HCM: Lắng nghe để hành động Công nhân Lê Văn Bình: Người đảng viên năng động sáng tạo

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, anh Lê Đức Tuấn bắt đầu công việc tại Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa từ đầu năm 2004.

Trải qua nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên xưởng sản xuất tinh bột sắn đến trưởng ca sản xuất, anh không ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Hiện tại, trên cương vị Tổ trưởng tổ KCS, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm, anh Tuấn thấu hiểu rõ những đặc thù và yêu cầu khắt khe của công việc.

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành Đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu
Anh Lê Đức Tuấn - Tổ trưởng KCS của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Dù đảm nhiệm bất kỳ vị trí nào, anh Tuấn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực làm việc để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty.

Đặc biệt, trên cương vị Tổ trưởng tổ KCS, anh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quản đốc xưởng sản xuất về quản lý nhân sự trong ca làm việc, giám sát thiết bị, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu suất thu hồi cũng như các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, anh còn phụ trách công tác kiểm tra nguyên liệu đầu vào, giám sát chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện nghiêm túc chương trình 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng). Đồng thời, anh cũng triển khai các quy định về kỷ luật lao động và an toàn lao động, góp phần duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Lê Đức Tuấn cho biết, với vai trò quản lý chất lượng sản phẩm, anh luôn ý thức rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn sản xuất. Từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến giám sát quá trình chế biến và hoàn thiện thành phẩm, mọi quy trình đều được thực hiện nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành Đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu
Anh Tuấn (phía phải) thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đồng nghiệp trong lao động sản xuất. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Trong quá trình công tác, dù bận rộn, anh Tuấn vẫn luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng năng suất lao động, từ đó áp dụng phù hợp vào thực tế tại nhà máy.

Điển hình, năm 2022, anh đề xuất sáng kiến "Lắp đặt bơm rửa cho máy tách mủ DPF 550", giúp nâng cao chất lượng tinh bột sắn. Cùng năm, sáng kiến "Đưa bã bát cuối chuyền 3 vào hệ thống tách bã bát 4 chuyền 1 và 2 tách lại" của anh đã góp phần đáng kể vào việc tăng hiệu suất thu hồi tinh bột sắn.

Không dừng lại ở đó, năm 2023, anh tiếp tục đưa ra các sáng kiến như "Làm đường ống hồi 2 máy tách nước chuyền 3 đưa bột qua bồn thô chuyền 1""Cải tạo làm cửa phụ vệ sinh các ống thu hồi nhiệt lò sấy". Những giải pháp này không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí vận hành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường.

"Tôi luôn tâm niệm rằng, đã làm việc thì phải cố gắng làm thật tốt. Đặc biệt, khi trở thành Đảng viên, tôi càng phải nỗ lực và gương mẫu hơn, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà cơ quan, tổ chức giao phó, với tinh thần cống hiến hết mình", anh Tuấn chia sẻ.

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành Đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu
Anh Tuấn (ở giữa) giới thiệu về hiệu quả của những sáng kiến của anh được áp dụng vào sản xuất với lãnh đạo nhà máy. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Ông Lê Hoài Vũ – Phó Giám đốc, Bí thư Chi bộ Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa, nhận xét rằng anh Lê Đức Tuấn là một tấm gương sáng về sự sáng tạo, luôn khiến đồng nghiệp nể phục và học hỏi. Dù gặp công việc khó khăn, anh không bao giờ chấp nhận bó tay mà luôn tìm cách cải tiến, sẵn sàng mày mò, thử nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất – và thực tế, anh đã thành công.

"Qua quá trình lao động, sản xuất và cống hiến, anh Tuấn đã trở thành một Đảng viên tiêu biểu với nhiều sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động, làm lợi cho nhà máy. Không chỉ giỏi chuyên môn, anh còn là người thân thiện, cởi mở, luôn sẵn sàng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết của anh đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển tổ chức Công đoàn vững mạnh", ông Vũ khẳng định.

Với tinh thần làm việc không ngừng đổi mới cùng những sáng kiến hiệu quả được áp dụng vào thực tế sản xuất, anh Tuấn nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”, trở thành “cây sáng kiến” của nhà máy. Các sáng kiến của anh đã mang lại lợi ích hàng trăm triệu đồng, góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường làm việc, thu nhập và đời sống của người lao động.

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành Đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu
Anh Tuấn có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội ngũ lao động trong tổ. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, anh Tuấn còn giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội ngũ lao động của nhà máy, truyền cảm hứng và khích lệ tinh thần làm việc cho đồng nghiệp. Với sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn đề cao tính chuyên nghiệp, không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Ông Hồ Xuân Hiếu – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị – đánh giá cao những đóng góp của anh Tuấn, khẳng định rằng các sáng kiến của anh không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa mà còn lan tỏa tinh thần thi đua sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Nhờ đó, nhiều lao động khác cũng học tập tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu suất làm việc, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Trong suốt quá trình công tác, anh Lê Đức Tuấn đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở suốt 6 năm liền. Đặc biệt, từ năm 2020 đến 2023, anh liên tục được công nhận là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự nhận Giấy khen từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cùng Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Quảng Trị.

Công nhân Lê Đức Tuấn: Khi đã thành Đảng viên thì càng phải nỗ lực và gương mẫu
Nhiều năm liền, anh Tuấn đạt danh hiệu đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: ĐVCC.

Những đóng góp to lớn của anh Lê Đức Tuấn đã được ghi nhận xứng đáng khi anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tuyên dương là công nhân lao động tiêu biểu, một Đảng viên gương mẫu có ảnh hưởng tích cực đến tập thể.

Tinh thần cống hiến và những sáng kiến của anh không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho nhà máy mà còn trở thành nguồn động lực to lớn, khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo trong đội ngũ công nhân. Những nỗ lực ấy góp phần giúp công ty phát triển bền vững, tạo thêm nhiều giá trị cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Video: Anh Lê Đức Tuấn được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tôn vinh tại Hội nghị biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I, năm 2025.

Điều kiện và quy trình giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng Điều kiện và quy trình giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng

Giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng đội ngũ ...

Gặp gỡ đảng viên công nhân tiêu biểu TP. HCM: Lắng nghe để hành động Gặp gỡ đảng viên công nhân tiêu biểu TP. HCM: Lắng nghe để hành động

Ngày 18/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. HCM ...

Công nhân Lê Văn Bình: Người đảng viên năng động sáng tạo Công nhân Lê Văn Bình: Người đảng viên năng động sáng tạo

Với hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành gỗ, công nhân Lê Văn Bình - Tổ trưởng tổ sản xuất tại Chi nhánh Gỗ Phú ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm