![]() |
Được đi làm là mong muốn của hầu hết người lao động đang thất nghiệp. Ảnh N. Nga |
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố báo cáo mới nhất về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với giờ làm việc và thu nhập toàn cầu. Theo đó, có đến gần 50% của 3,3 tỷ người lao động toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ mất kế sinh nhai. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều nhà máy, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Hoạt động kinh tế đình trệ dẫn tới tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng ở các nước.
Việt Nam không đứng ngoài sự ảnh hưởng này. Trong số những người lao động mất việc thời gian qua có công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang… Khi có công việc ổn định, đời sống công nhân vẫn khá khó khăn với mọi khoản chi tiêu, sinh hoạt. Mất việc họ càng khó khăn hơn, vì hầu hết công nhân đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trên đều phải thuê nhà trọ, chi phí đắt đỏ khiến họ buộc phải thắt chặt chi tiêu. Bây giờ, do ảnh hưởng dịch bệnh, cuộc sống của họ thực sự rơi vào bế tắc.
Như một lẽ thường tình, mất việc ở công ty này thì người lao động sẽ tìm công việc khác. Nhưng trong thời điểm hiện tại, xin việc, kiếm một việc làm mới rất khó. Do dịch bệnh, hầu hết các công ty đều thu hẹp sản xuất, chỉ giảm bớt lao động, còn việc tuyển mới rất ít.
Anh Thắng, quê Vĩnh Long, hiện đang trọ tại Khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, một người đã xin việc trong tháng 5, nhưng hiện tại vẫn chưa có được công việc phù hợp, chia sẻ: “Tôi làm việc ở công ty cũ lương khá ổn định, nhưng do ảnh hưởng của dịch nên bị cắt giảm lao động, tiếc thay tôi nằm trong số đó. Từ khi nghỉ làm đến nay cũng hơn một tháng, sau giãn cách xã hội tôi đi xin việc, nhưng khó quá, công ty tuyển ít mà người xin việc lại đông. Có công ty nhận làm nhưng lại không phù hợp với mình. Gia đình tôi giờ chỉ trông chờ vào số tiền tích lũy của hai vợ chồng trước đây và đồng lương ít ỏi của vợ làm may. Nhưng không biết có trụ nổi tại đây qua giai đoạn khó khăn không”.
Anh Sơn làm việc tại Công ty Yue Chang, Bình Dương đã nghỉ việc được tháng nay vì dịch bệnh. Gia đình anh có 4 miệng ăn, lại nuôi người thân ở quê nên một ngày không làm ra tiền quả thực rất gay go. Con lớn của anh đang học lớp 1, đứa nhỏ chưa được một tuổi. Hiện tại, vợ anh cũng làm công ty, nhưng đồng lương không đủ nuôi gia đình. Gia đình anh có bán thêm hàng ăn qua mạng nhưng cũng chậm vì khách hàng chủ yếu là công nhân. Mà hiện tại, thất nghiệp nhiều thế, ít người mua.
“Tôi đang kiếm công việc làm thời vụ, làm gì cũng được, chỉ cần có tiền lo cho gia đình. Rồi sau này đợi mọi việc ổn định tôi lại có thể trở về công ty cũ làm. Không ngờ năm nay khó khăn quá, gia đình tôi lao đao kiếm ăn từng ngày, chỉ lo không trụ được phải khăn gói về quê.”, anh Sơn tâm sự.
![]() Đến 7h sáng ngày 25/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,49 triệu người với hơn 346 nghìn người đã ... |
![]() Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm tăng cao, lũ "kền kền" tìm đủ chiêu trò lừa đảo người lao động. Vậy, cần cảnh giác ... |
![]() Cô giáo Hoàng Thị Điệp (Trường Tiểu học xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã 11 năm bám bản, bám trường ở ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
