![]() |
Chung cư cũ đồ sộ, nhưng lại ẩn chứa hiểm họa nằm ngay trên phố Bùi Viện, quận 1, TP HCM. Ảnh N.Nga |
Theo tìm hiểu của PV Cuộc sống An toàn, trên địa bàn TP HCM có khoảng gần 500 chung cư được xây dựng, đưa vào hoạt động trước khi luật PCCC ra đời năm 2001. Những chung cư này hiện đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn PCCC, nguy cơ cháy cao. Điều này dẫn đến việc cư dân sống ở những chung cư này lo lắng. Ngoài ra các chung cư có độ tuổi lâu đời ở TP HCM cũng đang báo động nguy hiểm, có thể tháo dỡ trong thời gian tới.
Ghi nhận của PV, các chung cư cũ có tuổi “cụ” khi được xây dựng trước những năm 1975, cho đến hiện nay tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa. Hầu như các quận trung tâm thành phố đều có những chung cư “cụ” kiểu như thế.
Cô Ba Liên sống tại Chung cư Vĩnh Hội đã lâu chia sẻ rằng: “Nơi đây đã cũ lắm rồi, sống trong này nguy hiểm, chúng tôi cũng lo sợ lắm, nhưng chưa đi được. Còn nhiều vấn đề để giải quyết, mong là các cấp chính quyền hỗ trợ cho người dân.” Vừa nói, cô Ba Liên vừa chỉ các vết nứt trên bức tường, màu gạch ngói, rêu phong bao phủ chung cư này.
Ở các quận trung tâm của TP HCM đều có chung cư cũ với cấp độ nguy hiểm đáng báo động như tại quận 1 có Chung cư 128 Hai Bà Trưng (phường Đa Kao) và Chung cư 23 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé); Chung cư 155 – 157 Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão); quận 3 có Chung cư 11 Võ Văn Tần, 440 Trần Hưng Đạo (Quận 5), hay Chung cư 137 Lý Thường Kiệt (Quận Tân Bình)...
![]() |
1 góc chung cư cũ trên đường Đỗ Quang Đẩu, quận 1, TP HCM. Ảnh N. Nga |
Riêng địa bàn quận 6 có 44 chung cư được xây dựng trước năm 1975, đa số các chung cư đều có diện tích tương đối nhỏ, quy mô xây dựng từ 2 đến 4 tầng. Trong đó, có 2 chung cư cũ cấp D (cấp nguy hiểm) là Chung cư 119B Tân Hòa Đông (phường 14) và Chung cư 43 Bình Tây (phường 1). Tất cả những chung cư cũ này đều trong diện nguy hiểm và nguy hiểm cần tháo dỡ của TP HCM.
Chưa hết, tại Chung cư phường Phước Long B (KP.1, phường Phước Long B, quận 9) được xây dựng khoảng năm 1997, hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp. Ở chung cư này không có hệ thống chuông báo cháy nên người dân tự trang bị kẻng để tại nơi giữ xe. Nếu có sự cố cháy nổ, người giữ xe sẽ có trách nhiệm đánh kẻng để người dân biết.
Theo đó, đầu năm 2020, Sở Xây dựng TP HCM đã có kế hoạch khởi công xây mới 10 chung cư xuống cấp; di dời hơn 500 hộ dân ở 9 chung cư cấp nguy hiểm. Ngoài ra, 12 chung cư cấp nguy hiểm cũng sẽ hoàn tất công tác tháo dỡ.
Theo ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, trong năm nay sở sẽ hoàn tất việc di dời 550 hộ dân đang sinh sống tại 9 chung cư cấp D (là cấp nguy hiểm), lựa chọn nhà đầu tư cho 4/15 chung cư cấp D còn lại.
Vấn đề nguy hiểm rình rập tại các chung cư cũ trên địa bàn TP HCM không còn mới, nhưng nó luôn nóng và là vấn đề người dân quan tâm. Thiết kế của các chung cư cũ này khá đơn giản và hiện tại nó thiếu an toàn PCCC, điều kiện an toàn nhà ở, các cơ sở hạ tầng xuống cấp…
Chú Sáu Thành, một người gắn bó với chung cư 440 Trần Hưng Đạo (quận 5) gần một đời tâm sự: “Chú ở đây đã gần hết một đời, giờ vì nó xuống cấp quá, thành phố bảo rời đi. Nghe nói thế chú buồn lắm, cả tuổi thơ của chú, bố mẹ, ông bà cũng ở đây, nhưng giờ nó sắp hỏng rồi, không đi thì một ngày nào đó nó sập xuống, nguy hiểm lắm". Nói rồi, chú Sáu Thành ngồi trầm tư.
![]() Đến 7h sáng ngày 24/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,39 triệu người với hơn 343 nghìn người đã ... |
![]() Lo lắng cho sức khỏe của mình, ngày 20.5, chị H.N đã đến gặp chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ để làm rõ những ... |
![]() Việc một người bán hàng rong đi vào khu điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với Covid-19 tại Bệnh viện Đa ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
