Hủ tục hay là chết? “Vắc xin” tinh thần Người lính 2020 |
![]() |
Những tài xế tranh thủ ăn tối giữa các đợt vận chuyển đồ viện trợ tới các điểm cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Chuyện kể rằng, à không, báo VnExpress kể rằng: Chí Linh có sự hiện diện và hỗ trợ chuyển nhu yếu phẩm, quà gửi của 5 xe tải, 4 ôtô con và 2 xe 16 chỗ cùng các tài xế. Lực lượng này đều là những tài xế ở địa phương tham gia hỗ trợ đồng bào miễn phí.
Đáng nói, nhóm này tập hợp từ một bài đăng trong nhóm Facebook của các tài xế Hải Dương. Ban đầu họ tự phát tập hợp lực lượng. Rồi họ xin phép căng băng rôn có ghi số điện thoại ở các cửa ngõ Chí Linh. Kế đó, họ xin phép Mặt trận Tổ quốc tham gia chống dịch. Họ được cấp phép và kể từ đó tới nay, họ như những con thoi kết nối và chia sẻ những hàng hóa cần thiết tới cho tâm dịch Chí Linh.
Dịch bùng phát ở Chí Linh đúng độ giáp Tết. Đây là thời điểm nhu cầu đi lại nhiều. Và nếu cứ bình yên như mọi năm, thời điểm này là mùa “con ong đi lấy mật”, mùa “cày cuốc” của cánh tài xế. Khi dịch bùng, lựa chọn của nhiều người sẽ là tìm một việc gì đó khác, phù hợp hơn trong bối cảnh để “gỡ gạc” cái Tết. Hoặc lựa chọn nghỉ Tết sớm, ở nhà chăm chút lại nhà cửa cũng không hề tệ.
Song, những tài xế ở Chí Linh đã có lựa chọn khác. Họ chống dịch bằng điều họ làm tốt nhất: lái xe. Họ cũng chấp nhận đánh đổi những lợi tức của bản thân về vật chất, về gia đình và cả an nguy của bản thân để hỗ trợ thành phố chống dịch.
Thành phố này đã nuôi dưỡng họ suốt bao năm, đây là cách họ báo đáp thành phố ấy đầy ân tình. Và trong mối quan hệ nhân quả, những góp sức của họ cũng phần nào giúp công cuộc dập dịch trở nên hiệu quả hơn. Đồng nghĩa, nhịp sống, nhịp làm ăn của họ sẽ trở về sớm hơn.
Những người lái xe này làm tôi nhớ tới bộ phim điện ảnh Taxi Driver của Hàn Quốc. Bộ phim nói về những tài xế lái taxi ở thành phố Gwangju (Hàn Quốc) trong biến động Gwangju. Những người tài xế lái taxi ban đầu thờ ơ với biến động, song khi thấy thành phố nguy biến, họ đã mang xe, mang tài lái xe của mình đồng hành cùng người dân thành phố.
Họ đã kiên cường và gan dạ chiến đấu tới những phút cuối bất chấp hiểm nguy. Sau đó, những tài xế taxi ấy được tưởng nhớ như những người hùng đấu tranh. Họ được ghi nhận vì họ đã không đứng ngoài thời cuộc, khi thành phố của họ cần họ.
Những tài xế Hải Dương cũng là những “Taxi Driver”- phiên bản Chí Linh. Họ cũng không muốn trở thành người hùng bởi nếu lúc này họ làm người lái xe, Tết này họ đã êm ấm. Nhưng, cảnh huống lịch sử bắt họ phải đưa ra quyết định. Và họ đã quyết định một cách đầy quả cảm khi hướng về nhân dân thành phố, bất chấp những khó khăn của cá nhân họ.
Trong vũ trụ siêu anh hùng của điện ảnh Mỹ cũng có mô típ thế này. Một doanh nhân bị con dơi cắn, người này thành Người Dơi. Một sinh viên bị con nhện cắn, sinh viên này thành Người Nhện giúp đời. Còn vừa rồi, ở Việt Nam, một cộng đồng bị “con Covid” “cắn”, nhiều tài xế đã trở thành người hùng.
Và trong bài trên báo VnExpress sáng nay, một trong những người hùng Chí Linh ấy đứng từ xa (phòng lây nhiễm) hướng về nhà, gọi điện cho mẹ. Mẹ của người hùng nhìn dáng con trong bộ đồ bảo hộ mà cau mày: "Lại gầy đi đúng không?".
![]() Ngày 5-6/2, Hội thiện nguyện tươi sáng cùng với Hội xe du lịch Hội An phối hợp tổ chức "Chợ Tết 0 đồng" dành do ... |
![]() Vâng, chết vì hủ tục là có thật, là sự thật nhãn tiền và đau xót. Có người sẽ nói nó là phong tục, tập ... |
![]() Việc đi xe “chui” từ vùng dịch về quê hay bỏ trốn khỏi nhà vì sợ bị cách ly đều là những hành động gây ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
