Răn đe nên đi cùng thuyết phục Cạn hẹp |
![]() |
Đối tượng mạo danh cơ quan tư pháp để gọi điện lừa đảo. Ảnh minh họa. |
Theo lời kể của nạn nhân (chị L.), chị nhận được một cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên một cơ quan tư pháp. Người này chia sẻ đang điều tra về một vụ án lớn liên quan tới chị L. Người này yêu cầu chị L. lập tài khoản ngân hàng mới, chuyển toàn bộ tài sản của chị sang tài khoản này để người này bảo vệ tài sản cho chị. Chưa hết, người này còn gọi điện thúc ép yêu cầu chị đưa mã OTP để “phong tỏa” tài khoản. Sau một hồi, chị L. mất trắng 13 tỷ đồng trong tài khoản và nhận ra mình bị lừa.
Khi sự việc đã qua, chúng ta sẽ tự hỏi tại sao chị L. Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại tin người đến thế? Tại sao chỉ với vài cuộc gọi mà lập tức chị L. đã cung cấp mọi vòng khóa của tài khoản ngân hàng?
Chúng ta tìm câu hỏi này ở một câu chuyện khác, cách đây cũng không lâu. Đó là vụ việc chấn động ở Quận 11 (TP.HCM). Hai tên tội phạm mặc trang phục công an, đi xe biển xanh 80B xông vào nhà người dân, đọc lệnh bắt và khám xét nhà. Rất may trong trường hợp này, nạn nhân đã nghi ngờ và gọi được hỗ trợ từ bên ngoài khiến hai tội phạm bị bại lộ. Khi bị bắt, hai tên lừa đảo thú nhận muốn gây sức ép để đe dọa, yêu cầu nạn nhân đưa cho chúng 100 - 200 triệu đồng.
Còn nữa, đầu năm, ở Đắk Lắk, một kẻ đã vào gặp giám đốc công an tỉnh và giả danh là… Quyền Cục trưởng Cục Tình báo, Bộ Công An. Đến khi bị bắt, đối tượng mới khai ra kế hoạch muốn thể hiện mình có nhiều “mối quan hệ” để lừa đảo. Hay như một đối tượng lừa đảo ở Thanh Hóa đã giả danh cán bộ Cục Báo chí để tặng hoa Giám đốc Công an tỉnh hòng đánh bóng tên tuổi. Cái đích cuối cùng vẫn là lừa đảo. Hàng loạt trường hợp nêu trên để thấy rằng, chị L. cả tin cũng có nhưng phần nữa là những tên tội phạm lừa đảo đang quá manh động và nguy hiểm, quá trắng trợn và thách thức. Hôm qua, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã phải than: “Giả công an rồi vào cả trụ sở công an thì quá ngang nhiên!”.
Thực trạng này cũng là lý do ngành công an đã đặc biệt nhấn mạnh việc đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, tập trung vào tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong những tháng cuối năm. Bởi theo ngành, tội phạm lừa đảo tăng đột biến sau Covid-19 là do tình trạng bất ổn việc làm dẫn tới đời sống khó khăn, nảy sinh tội phạm.
Ngành công an đã tuyên chiến và sẽ mạnh tay với tội phạm lừa đảo. Điều này đã rõ. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao cảnh giác trước những cuộc gọi vu vơ, trước những hình ảnh hào nhoáng về một ai đó trên mạng xã hội.
Nhưng hơn hết thảy, như phân tích của ngành công an, một phần nguyên nhân của tội phạm lừa đảo tăng cao là do khó khăn kinh tế. Và, việc trấn áp tội phạm là việc dứt khoát phải làm song sâu xa, điều cần không kém là tạo việc làm, “giảm đau” kinh tế.
Dù không phải tất cả những tên tội phạm đều do bần cùng sinh đạo tặc. Nhưng đâu đó, vẫn có những người đã không thể chiến thắng bản thân trước thực tại khó khăn mà sa ngã. Và sinh kế cho người dân cũng là một trong những cách phòng ngừa tội phạm lừa đảo.
Bởi, suy cho cùng, giữ được lương thiện trong mỗi con người mới là sự an toàn bền lâu.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 15/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 29,4 triệu, gần 932 nghìn người ... |
![]() Sáng nay (14/9), Phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã yêu cầu Trường THCS Bình Chánh tạm dừng thu tiền 'ghế ngồi học sinh' và ... |
![]() Trong bối cảnh các công ty hết việc làm, phải cho người lao động nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công ty ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
