Hàng ngàn người đã tập trung ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tham gia đêm hội countdown với sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. “Biển người” đã chen chân tạo nên một không khí thực sự náo nhiệt chào mừng năm mới 2023.
Cũng cần nhắc lại, đây là đêm countdown thoải mái nhất từ trong suốt mấy năm đại dịch vừa qua. Tâm lý ngại dịch, sợ dịch đã qua nên người dân có xu hướng tận hưởng thời khắc chuyển giao năm mới đông hơn. Thêm nữa, một năm vừa qua với nhiều biến động và vất vả, kỳ vọng một năm mới đổi thay với khởi điểm là một đêm nhạc hội là ước vọng cũng như hành động chính đáng của những người tham gia.
![]() |
Dòng người chen chúc đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM đêm 31/12/2022. Ảnh: VnExpress |
Tuy nhiên, lượng người lớn tập trung trong không gian có hạn đã khiến nhiều người bị ngất do thiếu oxy. Mặc dù những clip ghi lại cảnh nhiều người được bê ra khỏi đám đông không khỏi đáng ngại, song, thông tin tới thời điểm hiện tại, đã không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.
Nhưng, nhìn vào đám đông chen chân không còn một chỗ trống, những lo ngại về những thảm kịch như Itaewon ở Hàn Quốc lại dấy lên. Vẫn biết, nhạc hội countdown chào đón năm mới ở nước nào cũng có, và người dân xứng đáng được hưởng bầu không khí ấy. Vẫn biết, ban tổ chức cũng chuẩn bị xe cứu thương ngay ở vòng ngoài. Vẫn biết, trường hợp như Itaewon phụ thuộc cả vào địa hình cũng như biến cố.
Song, nếu vẫn tần suất người đông như hôm qua, bất cứ một biến cố gì, dù rất nhỏ đều có thể dẫn tới những kịch bản khó lường. Chưa kể, rất nhiều người dân đã dẫn theo trẻ em tham gia. Việc mang theo con trẻ trong trường hợp như này cần cân nhắc thực sự thận trọng. Bởi, đêm nhạc hội diễn ra thời gian dài, việc bồng, ẵm những đứa trẻ là bất khả.
Còn khi những đứa trẻ đứng dưới đoàn người đông kịt, chúng trở thành đối tượng rất dễ bị tổn thương. Người bị bệnh tim mạch cũng như trẻ em cần tránh tham gia những sự kiện như trên. Điều này đã được các chuyên gia cảnh báo.
Ngay khi vụ việc diễn ra, ông Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 (TP.HCM) đã đưa ra những cảnh báo trên báo Người Lao Động. Cụ thể, khi tham gia đám đông, cần phải có ý thức phòng ngừa để nhận biết mối nguy hiểm. Trong sự kiện đông người có nhiều rủi ro như mất tài sản, thất lạc người thân và nguy hiểm nhất là tử vong do đám đông mất kiểm soát, chen lấn, xô đẩy.
Đồng thời, nếu tham gia vào những nơi đông người không mang đồ đạc nhiều, không mang túi đeo có dây quá nhiều khiến đám đông kéo, siết; nên mang giày thể thao để dễ di chuyển; quan sát khu vực đó chỗ nào an toàn, lối ra ở đâu, chỗ nào thoát hiểm. Đặc biệt, nếu cảm thấy xung quanh bắt đầu đông lên, có sự đụng chạm 2-3 người trở lên thì cần tìm cách thoát khỏi đó.
Ông Long cũng đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể cho người tham gia những sự kiện tập trung đông người như: Nếu rơi vào tình huống bị chen lấn thì tư thế cần co 2 tay trước ngực để di chuyển giống như vận động viên quyền anh phòng thủ. Điều này giúp có khoảng trống ở lồng ngực giúp dễ thở. Nếu đám đông di chuyển thì cần nương theo và đi xéo để rời ra vòng ngoài bằng cách tìm những vị trí định sẵn như tòa nhà, gốc cây lớn... Không cố gắng đi ngược lại đám đông để tìm đồ hay tìm người thân nếu lỡ thất lạc vì lúc này càng nguy hiểm.
Chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, trong tình huống bị ngã, cần đứng dậy nhanh nhất có thể. Trong trường hợp không thể đứng dậy thì cuộn tròn người, tay ôm đầu để bảo vệ sọ não cũng như bụng, đảm bảo phổi có thể thở. Đặc biệt, khi ở trường hợp này tránh la hét mà cần bình tĩnh xử lý.
Đó là những lời cảnh báo rất thiết thực và hữu ích. Và đáng ra, những thông tin này cần được đưa ra trước và trong khi sự kiện diễn ra như một hướng dẫn đề phòng sự cố. Nó cũng là những bài học thiết thân cho một mùa lễ hội sắp tới, một mùa lễ hội bình thường mới chắc chắn sẽ lại đông đúc và chen chúc.
Năm mới 2023 đã bắt đầu với nhiều kỳ vọng và cả những thách thức. Nhưng điều mà mọi người cần nhất chính là an toàn, khỏe mạnh. Có đảm bảo thể trạng tốt, chúng ta mới mong chờ những điều tốt đẹp sẽ tới sau những năm mệt mỏi về đại dịch cũng như khó khăn kinh tế.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Khi bài báo này hiện lên trên màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn đọc Chuyên mục Cà phê Tối, thì ... |
![]() Con số 55% học sinh có biểu hiện “em cảm thấy cô đơn” và 69% có biểu hiện “em cảm thấy thất vọng, buồn rầu ... |
![]() Thủ tướng đã nhiều lần đôn đốc, Chính phủ không ít lần yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ. Nhưng chậm giải ngân vốn đầu ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
