Không khó để đọc thấy trên báo chí, hầu như tháng nào Thủ tướng cũng chỉ thị phải tìm mọi cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Cũng chẳng hiếm những tỉnh thành, bộ ngành chậm chạp đáng ngạc nhiên. Từ đầu tháng 10/2022, Bộ Tài chính đã đưa ra những con số này “tính đến hết tháng 8-2022, giải ngân vốn vay nước ngoài đạt hơn 15% kế hoạch là rất thấp, có đến 6 bộ, 8 địa phương giải ngân bằng 0% kế hoạch. Bên cạnh đó, 17 bộ, địa phương đề xuất trả vốn với tổng số tiền 6.827 tỉ đồng”.
![]() |
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn |
Quốc hội đã từng đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn và cá nhân hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm. Thủ tướng cũng nhiều lần thẳng thắn “Ai không làm thì đứng qua một bên”. Trong hội nghị phê bình đích danh không hiếm, giữa bàn họp gay gắt cũng vài lần. Nhưng tiến độ đến cuối năm vẫn không được như kỳ vọng!
Sợ sai, ngại trách nhiệm, thủ tục rườm rà, xây dựng kế hoạch chậm chạp và phê duyệt kéo dài… là những nguyên nhân cứ lặp đi lặp lại nhưng dường như không ít nơi rất khó thay đổi! Trong hoàn cảnh ngân sách chắt chiu từng đồng, Chính phủ cân nhắc phân bổ đồng vốn cho từng dự án nhưng trớ trêu thay “có tiền lại không tiêu được”, có dự án vẫn chẳng thể nào giải ngân đúng tiến độ! Lãng phí đã đành nhưng chây ì như thế, chậm chạp như vậy rất phung phí nguồn lực quốc gia.
ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nói thẳng thế này “Nhiều người không làm vì… “không có gì”; mà làm thì có thể sai phạm. Đó là tâm lý chung của một bộ phận cán bộ. Thứ ba, thủ tục giải ngân vốn ở các bộ, ngành khi các tỉnh lập hồ sơ lên để nhận tiền từ Trung ương không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thứ tư, sự hấp thụ của nền kinh tế, bởi không phải cứ “bơm” tiền ra là hấp thụ được hết”. Tháng trước, Thủ tướng đã phải kí công điện yêu cầu đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và xử lý ngay những vướng mắc. Năm 2023, để tiêu hết khoảng 700.000 tỷ vốn đầu tư công liệu có dễ nếu vẫn cách làm như vậy?
Nền kinh tế cần từng đồng vốn, doanh nghiệp và người dân cũng phải “thắt lưng buộc bụng” khi ngân khố còn nhiều khó khăn. Nhưng Bộ Y tế xin trả lại 800 tỷ đầu tư công vì không dùng hết! 17 bộ, ngành khác cũng tương tự như thế. Người ta đang đặt câu hỏi xây dựng kế hoạch ra sao, phân bổ thế nào, đầu tư kiểu gì mà cả một quy trình tưởng chừng chặt chẽ như thế đã xây dựng hoàn chỉnh rồi cuối cùng chẳng làm nữa, tiền về lại kho quỹ quốc gia? Gần 7.000 tỷ trả lại ấy đồng nghĩa bị “chôn vốn” thời gian dài, không sinh lời cũng chẳng có lợi đồng nghĩa với lãng phí nguồn lực quý giá này!
Tâm lý sợ sai nên ngại làm, cách thức làm việc “cha chung không người khóc” giờ đây chẳng riêng các ngành liên tiếp nổ ra các vụ án lớn vướng vào mà không ít nơi đã thành một “nếp chung” đáng lo ngại. An toàn cho mình nhưng thiệt hại cho quốc gia, trì trệ cho đất nước và lãng phí cho ngân khố. Căn bệnh ấy đã được chẩn đoán ra, phương thuốc để chữa dứt đã có nhưng bao giờ “lành hẳn” vẫn phải chờ thời gian trả lời. Còn bây giờ “có tiền mà không tiêu được” vẫn là nghịch lý khó coi!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() 91 học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh có điểm IELTS (chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) từ 7.0 trở lên vừa được xét đặc ... |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Sau hàng loạt những tranh cãi, góp ý và phê phán của khán giả về việc VTV đưa các hot girl lên sóng bình luận ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
