![]() |
Điểm chốt chặn ra vào cửa ngõ tỉnh Long An. Ảnh VOV |
Lo ngại thái quá hay “thà cấm nhầm còn hơn bỏ sót” có lẽ là lý do chính khiến nhiều tỉnh vội vã ra những mệnh lệnh “ngăn sông cấm chợ” cực đoan và có nơi như Đồng Nai phải sửa sai ngay sau đó. Đấy cũng không phải tỉnh duy nhất có những văn bản gây bức xúc và làm ách tắc kinh doanh, sản xuất.
Nhưng cho đến lúc này, dân tình và doanh nghiệp vẫn lo ngại dù Thủ tướng đã chỉ đạo và lãnh đạo một số tỉnh đã biện minh cho hành xử của mình. Thủ tướng đã yêu cầu rõ ràng “Mục tiêu là bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện việc cách ly y tế đúng đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch.
Tuy có thay đổi, tuy nhiên thông tin trên Tuổi trẻ cho biết ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan - cho biết xe chở hàng hóa đi được qua Long An, Cần Thơ... nhưng khi đến Bạc Liêu thì bị ách lại dù nhân viên chứng minh được là người công ty và xe chở hàng thiết yếu. Cuối cùng, xe vẫn phải quay ra.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Thương - Giám đốc mua vào hệ thống Bách Hóa Xanh - cho biết nhiều thời điểm thiếu ổn định vì nhà cung cấp chưa sẵn sàng, lo lắng không đáp ứng quy định phòng chống dịch COVID-19 dẫn đến các mặt hàng như rau bị giảm chất lượng, hụt hàng. "Nếu tình trạng tái diễn, giá các mặt hàng thiếu hụt sẽ tăng", bà Thương nhận định.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp cho biết hiện nhiều tỉnh đưa ra yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính với tài xế, phụ xe chở hàng. Ông nói "Việc đòi hỏi giấy tờ này với các xe chở hàng thiết yếu trong vùng không có dịch là không cần thiết", vị này nêu quan điểm.
Dường như nhiều tỉnh đang "mạnh ai nấy làm", miễn sao bớt khó cho mình là mục tiêu cao nhất còn nơi khác ra sao từ từ tính sau! Chỉ khi nào những kêu ca than phiền lan rộng và cấp trên lên tiếng chỉ đạo thì những văn bản chữa cháy, việc làm sửa sai mới từ từ xuất hiện. Việc không nên có và chẳng nên làm lúc “nước sôi lửa bỏng” rất cần thêm nguồn lực để chống chọi đại dịch như bây giờ.
Chính phủ đã phân quyền cho địa phương quyết định biện pháp phòng chống dịch ở tỉnh mình nhưng cứ thế này khi một số địa phương lân cận TP.HCM áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây phản ứng trong dư luận, thậm chí có nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn thì nguồn lực, tiền bạc đâu để đủ sức chống dịch khi cuộc chiến còn dài?
Đừng nghĩ rằng ngân khố vô hạn và không nên để những con số đẹp làm hoa mắt.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần một nhạc trưởng điều phối, nhất là khi quan hệ kinh tế và tình hình dịch bệnh liên quan đến cả vùng chứ chẳng riêng gì địa phương nào. Một cân vải, kí rau, con cá, tảng thịt… chẳng thể mọc cánh từ tỉnh bạn bay về TP. HCM hay nguyên vật liệu cũng không cách nào tự bò ngược lại, nếu tỉnh nào cứ lo cho tỉnh nấy.
Lúc này đây, chúng ta cần như bó đũa, gắn kết lại chứ không phải tự cô lập, đóng cửa rồi tự làm suy yếu nhau và khổ cả chính địa phương mình! Dịch bệnh sẽ mau qua, tinh thần sẽ xốc lại, ngân sách sẽ dồi dào… nếu làm ăn, kinh doanh sản xuất, giao thương được thông suốt. Không được như bình thường vì còn phải tính đến yếu tố an toàn thì cũng đừng để ách tắc vì những lo sợ thái quá hay “mất bình tĩnh” trước đại dịch chưa có tiền lệ này.
![]() Bị tai nạn lao động (TNLĐ) nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) do không ... |
![]() Những ngày qua, TP. HCM (Sài Gòn) đang căng mình chống dịch, sự quan tâm chú ý đổ dồn về quận Gò Vấp, phường Thạnh ... |
![]() Tính đến tối 7/6, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã cho phép 43 doanh nghiệp được hoạt động trở lại, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
