Vì sự an toàn của những người lính áo trắng Những lỗ hổng đáng lo ngại Triệu người vất vả - vài người “phá nát”! |
![]() |
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương vẫn đang cố thực hiện nốt kỳ thi cuối kỳ 2. Ảnh: H.C |
Nhiều bệnh viện đã ghi nhận ca lây nhiễm. Trong đó, 2 bệnh viện Trung ương tuyến cuối đặc biệt trọng yếu là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đang trở thành ổ dịch. Các chuyên gia đều cảnh báo mức độ nghiêm trọng của hai ổ dịch này. Thực tế, nhiều địa phương đã hứng chịu hậu quả khi người trong địa phương tới bệnh viện.
Trường học không khả quan hơn. Sáng nay, 4 học sinh lớp 12 (ở Gia Lâm, Hà Nội) nghi nhiễm Covid-19. Phụ huynh Hà Nội không khỏi thở phào với quyết định vào “phút 90” (chiều cuối cùng nghỉ lễ) của chính quyền thành phố khi cho học sinh học online sau kỳ nghỉ 30/5 - 1/5.
Tùy tình hình dịch bệnh, các địa phương có các giải pháp riêng. Song, với tình hình phức tạp hiện tại, 24 tỉnh, thành ghi nhận ca lây nhiễm chắc chắn chưa phải con số cuối. Việc cho các em đi học cố ép cho hết năm là một nước đi có phần mạo hiểm.
Đặc biệt, TP.HCM quyết định sẽ cho học sinh kết thúc năm học trước ngày hôm nay (9/5). Thành phố ra quyết định này vào ngày 5/5. Tức là, trong 4 ngày, các cơ sở giáo dục các cấp học trong địa phương phải dốc toàn lực để tổ chức thi cuối kỳ cho các em học sinh. Đồng nghĩa, các em học sinh cũng phải bước vào kỳ thi “thần tốc” một cách đầy miễn cưỡng
Theo thông tin đến lúc này, có thể coi TP.HCM đã may mắn khi kết thúc được năm học một cách an toàn. Hà Nội cũng đã xử lý dứt khoát cho học sinh học online vừa kịp nhưng vẫn còn kỳ thi cuối kỳ ở phía trước. Các địa phương khác vẫn còn phải nghe ngóng vì đã có 1 số trường học xuất hiện F1.
Cả nước phải gồng mình để chống dịch, các em học sinh nhiều tỉnh, thành cũng được yêu cầu nghỉ học để bảo vệ các em và cộng đồng. Câu hỏi đặt ra: Có nên “treo” một kỳ thi với các địa phương đang cho học sinh học online hay không? Cách “thi thần tốc” của TP.HCM có phải là hình mẫu để kết thúc năm học bằng mọi giá hay không? Cả các địa phương học sinh vẫn đi học có cần phải dồn toàn lực cho một kỳ thi để phân định học sinh khá hay giỏi hay không?
Tôi cho là không! Giá trị cốt lõi của giáo dục là học và khơi gợi cảm giác ham học, khát khao học. Đó là chân lý để sau này, con người ta sau này có thể học hỏi suốt đời. Nền tảng của giáo dục phải là dạy và học - những điều này đã gần như làm xong trong năm học này. Chúng ta chỉ còn một kỳ thi cuối kỳ.
Những kỳ thi có giá trị riêng để khích lệ các em. Nhưng khi kỳ thi ấy là bắt buộc, là ý chí quyết làm cho xong của người lớn, các em học sinh - chủ thể của vấn đề - đã bị gạt ra ngoài lề. Sẽ chẳng ai có thể ham học khi kỳ thi bất ngờ xuất hiện và thực hiện thần tốc. Điều này chỉ gây tâm lý sợ hãi, hoang mang và cả chán học cho học sinh.
Còn để đánh giá học sinh, điểm thi học kỳ I đã có, điểm học tập của các em suốt năm học qua cũng đầy đủ. Và cả tinh thần học tập của các em như nào, cô giáo đều quá rõ. Vậy giữa lúc bệnh dịch phức tạp như này, kết thúc năm học sớm, cho các em nghỉ hè sớm, dùng các hệ thống điểm đã có và ghi nhận của thầy cô không phải một ý kiến viển vông.
Các diễn đàn phụ huynh cũng nhiều quan điểm ủng hộ điều này. Họ mong an toàn cho con cái họ hơn là tấm bằng khen thành tích. Họ muốn con em họ học được thêm bài học vì cộng đồng hơn là chỉ chăm chăm ghi điểm để xuất hiện trên các báo cáo.
Một năm học kết thúc sớm mà không cần kỳ thi học kỳ 2 vì sức khỏe của học sinh, giáo viên và cộng đồng chính là nền giáo dục nhân bản mà chúng ta mong mỏi.
![]() Dù được thông báo trước, nhưng chị Doãn Thị Nguyệt - cán bộ Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn luống cuống ... |
![]() Thời gian qua, nhiều khó khăn cùng lúc bủa vây ngành đường sắt, trong đó, dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ... |
![]() Một tin rất đau lòng được chia sẻ trên tất cả các phương tiện truyền thông ngày hôm qua (7/5). Một nữ nhân viên y ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
