Nấm mồ trong bão lũ và nước mắt người ở lại Đau thương chồng chất và điều mong mỏi của nhân dân Lòng chính trực giữa dòng nước dữ |
![]() |
Phong trào trồng cây gây rừng mang lại rất nhiều lợi ích. Ảnh: T.H |
Cũng rất nhiều ý kiến đòi lôi cổ những kẻ phá và tiếp tay phá rừng ra trừng trị theo pháp luật. Và nhiều ý kiến dẫn chứng lợi ích của việc trồng cây gây rừng của cha ông ta từ trăm ngàn đời nay cũng như các kinh nghiệm ở các quốc gia khác.
Nghĩ về phong trào trồng cây gây rừng, tôi không nghĩ đến ai xa xôi cả mà lại nghĩ ngay đến Bác Hồ. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sớm nhất trong thời đại chúng ta đã rất quan tâm về trồng cây gây rừng. Mối lo lắng bảo vệ môi trường từ rất sớm ấy rất có thể đã là một trong những lý do để bạn bè quốc tế suy tôn Người là một Danh nhân văn hoá thế giới của thế kỷ 20.
“Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” - lời động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước, bảo vệ môi trường sống của Bác cách đây 60 năm vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự, đặc biệt hết sức cấp thiết trong tình hình lũ lụt triền miên hiện nay.
Từ cách đây hơn nửa thế kỷ, vào ngày 28/11/1959, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân với nhan đề “Tết trồng cây”, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng đối với đất nước, gia đình và mỗi người dân; đồng thời đề nghị tổ chức một ngày tết trồng cây toàn quốc. Trong bài viết, Bác chỉ rõ: “Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”; “Đó cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người, từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng, đều có thể hăng hái tham gia”.
Tại thời điểm đó, Bác đã tính: “Ở miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ tám tuổi trở lên đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong hai mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn dân ta đã thực hiện “Tết trồng cây” đầu tiên trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (1960). Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên Hồ Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Tại nơi đây, Bác đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ.
Từ khi phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Không dừng lại ở đó, Người còn quan tâm chỉ đạo sát sao để phong trào “trồng cây” không chạy theo thành tích và duy trì phong trào trồng cây đầu xuân mang ý nghĩa thiết thực về kinh tế và tinh thần.
Mùa Xuân năm 1969, mùa Xuân cuối cùng của cuộc đời mình, sức khỏe của Bác yếu nhiều, nhưng Bác vẫn chọn xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) để tới trồng cây. Trồng cây xong, Bác căn dặn: “Đất nước này là của chúng ta nên phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”.
Đặc biệt, trong bản Di chúc lịch sử để lại cho các thế hệ mai sau, dù không trực tiếp nói về Tết trồng cây, nhưng trong phần nói về việc riêng, Người yêu cầu hoả táng thi hài mình, tro xương chia làm 3 phần và chôn trên đồi, và căn dặn “nên có kế hoạch trồng cây trên đồi”, để ai đến thăm “thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.
Từ “Tết trồng cây” đầu tiên cho tới nay, “Tết trồng cây” theo lời Bác trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta và thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Trồng cây, trồng rừng đã góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngẫm lời Bác dạy, càng thấm thía hơn những lời chỉ dẫn của Người, càng thấy sâu sắc hơn, ý nghĩa to lớn của việc trồng cây, gây rừng, cho sự phát triển bền vững của đất nước và cuộc sống no ấm, sung túc của nhân dân.
Câu chuyện trồng cây của Bác Hồ tôi nghĩ hoàn toàn có ích khi nhắc lại hôm nay. Bởi chỉ có rừng mới hạn chế thấp nhất nạn lũ lụt và sạt lở đất hiện nay và mai sau. Chúng ta cứ tự nhận là học tập và làm theo tấm gương của Bác, thì trước hết hãy học tập Người ngay trong một công việc rất cụ thể, hữu ích, thời sự cấp bách hôm nay: Trồng cây gây rừng.
![]() Đó là tâm sự, giãi bày của các cán bộ chuyên trách công đoàn tại Tọa đàm “Vòng tay Công đoàn” do Tạp chí Lao ... |
![]() Sáng 30/10, tại Hội trường tầng 2, khách sạn TQT (số 1, Yết Kiêu, Hà Nội), Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
![]() Chiều tối hôm qua 28/10, một vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng đã xảy ra tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
