Thanh minh cho sự NỊNH Vietnam Airlines và vị thế “con cưng” “Nhà tôi ba đời” sợ 'thần y'! |
![]() |
Suốt 7 tháng nay, bà Nguyễn Thị Bạch Phượng đứng cầm bảng xin đường cho học sinh sang đường. Ảnh: Diệp Phan |
Đó là câu chuyện về một người phụ nữ sống tại TP HCM. Bà tên là Nguyễn Thị Bạch Phượng, năm nay 62 tuổi. Bà Phượng mở một cửa hàng bán phụ tùng điện nước ngay tại nhà trên đường Hưng Nhơn, ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM; cách Trường THCS Tân Kiên khoảng 300 mét.
Suốt 7 tháng nay, ngày hai buổi trưa và chiều, bà Phượng cầm tấm bảng chặn dòng xe cộ để học sinh của Trường THCS Tân Kiên không phải qua đường trước mũi những chiếc xe tải.
Trường THCS Tân Kiên bắt đầu đón học sinh vào tháng 9 năm ngoái. Hai hôm đầu tiên, bà Phượng nhìn thấy cảnh học sinh phơi mình dưới nắng, rụt rè không dám sang đường vì đoàn xe tải nườm nượp. Đến hôm thứ ba, bà Phượng lấy tấm bìa ghi vội dòng chữ "Tạm dừng xe cho học sinh qua đường" rồi bước ra giữa đường chặn đoàn xe. Những tài xế nhìn thấy tấm biển từ xa bắt đầu di chuyển chậm, tụi nhỏ cầm tay nhau qua đường an toàn.
Được ít hôm thì tấm bìa bị mưa nắng làm cho mục nát, thấy việc làm của bà Phượng, một người đàn ông "góp sức" bằng cách làm tấm bảng in chữ chắc chắn, nhiều màu sắc nổi bật mang đến tặng bà.
Đúng 10h45 mỗi ngày, bà Phượng lại đóng cửa tiệm, rồi đội nón, mang khẩu trang, khoác áo, cầm tấm bảng xin nhường đường đi xăm xăm ra ngã ba trước cửa nhà.
Vài phút sau, hàng trăm học sinh của Trường THCS Tân Kiên bắt đầu túa ra sau giờ học. Những đứa nhỏ đi bộ, đi xe đạp và những chiếc xe máy của phụ huynh đón con cùng sang đường. Tấm biển với dòng chữ "Tạm dừng xe cho học sinh qua đường" trên tay trái bà Phượng bắt đầu giơ cao, tay phải vẫy ra hiệu cho các tài xế đi chậm lại, nhường học sinh đi qua.
"Đường Hưng Nhơn này nối quốc lộ 1A và đường Nguyễn Cửu Phú nên xe tải, xe bồn thậm chí là container qua lại thường xuyên. Ở ngã ba này không có đèn báo hiệu, vạch đi bộ lại còn sát chân cầu nên rất nguy hiểm", bà Phượng giải thích về việc làm của mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bà Phượng cũng được các tài xế nhường đường. Có người chạy xe đến sát bà, hạ kính rồi "nói lời khó nghe". Có tài xế mặc cho bà vẫy tay ra hiệu đi chậm vẫn cố tình bóp còi, nhá đèn không chịu nhường đường.
"Những điều đó không làm tôi nản lòng. Đứng giữa đường, tôi chỉ lo sắt thép hay đất đá trên xe tải rơi xuống trúng người thôi", bà nói và cho biết may mắn suốt hơn nửa năm nay, bà chưa bị tai nạn hay sự cố gì.
Đọc bản tin trên VnExpress hôm qua về việc làm mộc mạc mà hiệu quả của bà Nguyễn Thị Bạch Phượng, tôi tin rằng đã nhiều độc giả rơi nước mắt vì cảm động như mình. Đây có lẽ cũng là một cách dạy trẻ thật hiệu quả, một bài học ngoại khoá bổ ích với người thật, việc thật, khi các em thấy hành động cao cả của cụ bà như vậy, các em cũng sẽ có những điều suy nghĩ tốt đẹp về cuộc sống và những người lớn quanh mình. Và suy nghĩ đó rồi sẽ trở thành những hành động của các em học sinh, cứ tiếp nối như một hiệu ứng domino để xã hội trở lại đẹp biết bao với tinh thần “mình vì mọi người” đã lâu nay bị lãng quên.
Và tôi bất giác, trong một sáng của tháng Tư lịch sử này, chợt nhớ về, nghĩ về những hình ảnh cao đẹp của những người mẹ, người chị trong quá khứ. Đấy là những bà mẹ đêm đêm chong ngọn đèn dầu nơi cửa nhà làm tín hiệu cảnh báo có địch để cán bộ cách mạng hoạt động nằm vùng tránh bị rơi vào ổ phục kích của địch. Đấy là những người chị thanh niên xung phong cầm những tấm biển phủ phốt - pho lập loè trắng trong đêm đen rừng già Trường Sơn soi đường cho xe ta ra tiền tuyến. Đấy là những cô gái cầm lá cờ đỏ đếm bom nơi Ngã ba Đồng Lộc cho bộ đội ta vượt tuyến an toàn đi đánh giặc
Không biết sự so sánh trên của tôi có khập khiễng quá không, nhưng chắc chắn một điều, trong mọi giai đoạn, trong mọi thời kỳ của cuộc trường chinh giữ nước và dựng xây đất nước, chúng ra luôn có những người mẹ, người chị, người em vừa dũng cảm hy sinh và trung hậu, nhân ái “thương người như thể thương thân” như thế.
Ở các nước văn minh trên thế giới, bất cứ trường học nào cũng có volunteer (tạm dịch là ‘tình nguyện viên’) đứng ngăn xe cho học sinh qua đường vào các giờ vào học và tan học. Việc làm của bà Phượng không khác gì các volunteer đó, thể hiện một sự văn minh, cao cả và rất đáng khâm phục.
Hoan hô tinh thần vì cộng đồng của bà Phượng. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn nhắc tới trách nhiệm của nhà trường và địa phương trong trường hợp này. Ở nơi có mật độ xe lưu thông nhiều như vậy, bảo vệ nhà trường phải phối hợp với các bảo vệ tổ dân phố điều phối giao thông các thời điểm vào học và tan trường để bảo đảm an toàn cho các em như nhiều trường trong toàn TP HCM vẫn thường làm.
Các cấp chính quyền, đoàn thanh niên, dân quân, khu phố cần phải có hành động để giải quyết và chia sẻ với công việc của bà Phượng, về lâu dài không thể để một người phụ nữ đã 62 tuổi cứ ngày ngày đứng xin đường thế này.
Để kết thúc bài viết, xin chuyển lời nhắn nhủ của bà Phượng đến chính quyền xã, ấp, đến lực lượng CSGT và GTCC quận Bình Chánh và TP HCM: “... Khi nào đoạn đường này có đèn báo nguy hiểm, biển báo giảm tốc độ, vạch kẻ đường cho người đi bộ, thấy học sinh qua lại an toàn thì tôi mới thôi làm việc này".
Một lần nữa, xin bày tỏ lòng khâm phục trước tấm lòng cao cả làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn của bà, thưa bà Nguyễn Thị Bạch Phượng! Xin chân thành gửi lời chúc sức khỏe, may mắn và hạnh phúc đến bà và gia đình, vào một ngày cuối tuần đầy niềm tin, vào cuộc sống vẫn luôn còn nhiều những điều tốt đẹp này!
![]() Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Nâng ... |
![]() Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều người đi làm đẹp phải gánh hậu quả là "tiền mất tật mang" khi gặp các biến ... |
![]() Nhằm tìm ra phương hướng, giải pháp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, hôm nay (9/4), Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
