![]() |
Xe đưa thi thể nam sinh viên Đại học Sư phạm TP. HCM tới nhà xác phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Đình Văn (VnExpress) |
Hằng năm, tháng 8, tháng 9 thường là những tháng tất bật nhất đối với các tân sinh viên. Nhà trọ, việc làm thêm, ký túc xá… đều nhộn nhịp theo bước chân của hàng triệu thanh niên tới thành phố lưu trú để học tập.
"Ma trận" những thông tin lừa đảo, những “cò việc làm”, “cò nhà trọ” bủa vây những tân sinh viên chân ướt chân ráo lên phố. Chưa kể, hàng vạn cạm bẫy học đường cũng đang đợi chờ các em ở phía trước.
Cơ bản, ai cũng có thể sẽ “mắc câu” một lần. Đa số bọn họ đều vượt qua với những mức “học phí” khác nhau để hiểu sự nhộn nhạo của môi trường mới. Nhiều người trong số họ sau này ở lại chính thành phố mà họ từng mắc lừa ngay ngày “ra mắt” và lập nghiệp, định cư.
Nên trong mọi năm, tôi vẫn thấy những ngày sinh viên ồ ạt kéo lên phố nhập học là một dịp tương đối đặc biệt. Nó như mùa di trú khi có một lượng cư dân trẻ, đông cùng kéo vào thành phố. Họ mang những văn hóa, lối sống, các suy nghĩ của vùng quê mình, cùng sự hồn nhiên, nhiệt huyết của tuổi trẻ vun đắp cho các thành phố. Mỗi năm một lần, cứ như thế, thành phố mang nhịp đập đầy sức sống của những người trẻ. Năm nay do đại dịch, giữa tháng 2 này, chính là mùa di trú như thế.
Thành phố, với hàng trăm cuộc đón tân sinh viên qua các năm, cũng đã quen với việc này. Nó có đủ những sự nhiệt náo và cơ hội cho các bạn trẻ. Họ có thể vấp ngã nhưng họ cũng có thể đứng dậy mà lập thân nơi đây.
Nói chung, thành phố cũng có điều đáng sợ nhưng cũng không phải "ông ngáo ộp" cản trở các bạn trẻ đến đó học hành và sinh sống. Câu chuyện buồn của bạn trẻ ở Sài Gòn là một phần rất tối của vấn đề. Nó cũng chẳng đại diện cho điều gì, chỉ là một vụ việc đau buồn đang chờ lực lượng chức năng tìm lời giải.
Còn lại, các câu chuyện khác, các bạn trẻ khác vẫn đang đi tới những thành phố với tất cả sự háo hức, nhiệt thành và cảnh giác. Họ vẫn mong mỏi tìm được những điều mới mẻ từ thành phố nhộn nhịp. Và hơn cả, họ mưu cầu hạnh phúc từ thành phố ấy.
Về sau, có người thành, có người bại, có người chả thiết gì thành phố mà về quê hương lập nghiệp ngay khi cầm tấm bằng đại học. Nhưng rốt cuộc, thành phố không quá đáng sợ nếu nhìn trên bình diện rộng.
Năm nay, tôi cũng có người cháu ruột đi một thành phố xa trọ học. Trước đó, tôi cũng buồn vì đứa cháu lớn cùng 18 năm xa nhà. Sau, đọc câu chuyện buồn ở Sài Gòn thú thực, tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi mơ hồ.
Nhưng nghĩ lại, buồn hay sợ thì cũng chỉ là cảm giác của cá nhân mình với tư cách người lớn, tư cách chở che. Còn các cháu, các tân sinh viên đã đủ trưởng thành để tự lập và gắng gỏi vượt qua những tai ách cuộc đời.
![]() Xe ôm (trong đó có xe ôm công nghệ) thường tập trung đông ở các bến xe, bệnh viện, trường học... Người làm nghề xe ... |
![]() TS. Phạm Văn Toản – Trưởng khoa Cơ điện – Điện tử (Trường Đại học Lạc Hồng) luôn muốn sinh viên của mình hiểu rằng, ... |
![]() Hai ngày nay, học sinh và sinh viên trường FPT (Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội) đã gấp rút chuyển đồ và dọn ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
