![]() |
Người lao động được đề xuất hỗ trợ hằng tháng 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng (Ảnh: CSAT) |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, trên cơ sở triển khai Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp được đề xuất hỗ trợ hằng tháng 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Điều kiện hỗ trợ là đang làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc vùng kinh tế trọng điểm khi đủ các yêu cầu như: ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động được giao kết và thực hiện trước ngày 1/1/2022; Đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Với người lao động quay trở lại thị trường lao động, mức hỗ trợ hằng tháng 1.000.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.
Điều kiện hỗ trợ với nhóm này là: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1//2022 đến ngày 30/6/2022. Đồng thời, đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Hồ sơ gồm đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động, doanh nghiệp tổng hợp và lập danh sách, công khai tại nơi làm việc trong thời gian tối thiểu 5 ngày. Sau đó, doanh nghiệp gửi danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tới cơ quan Bảo hiểm xã hội để xác nhận đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp gửi về UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, nhà máy sản xuất…chậm nhất ngày 31/7/2022.
Trường hợp trong danh sách đề nghị có người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động gửi kèm theo danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.
Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp huyện duyệt và trình cấp tỉnh, trong 2 ngày làm việc UBND cấp tỉnh xét và ký quyết định hỗ trợ và cập nhật kết quả vào hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động các tháng thứ 1, 2 năm 2022 thì doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo từng tháng. Nếu đề nghị hỗ trợ bước sang tháng thứ 3, thì UBND cấp tỉnh căn cứ hồ sơ đề nghị để phê duyệt và chi trả hỗ trợ cho người lao động 1 lần.
Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, người sử dụng lao động thực hiện chi trả cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
Dự thảo cũng nêu rõ, nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đối với người lao động không có đề nghị, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng.
![]() Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vừa đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội sớm ban hành hướng dẫn ... |
![]() Sau sự việc công nhân ngừng làm việc trong chiều 15/2, Ban Giám đốc Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (Cụm công nghiệp Nam Hồng, ... |
![]() Từng đau khổ, cô đơn, thậm chí là tuyệt vọng khi gặp phải biến cố cuộc đời, Nguyễn Thị Mận (công nhân Chi nhánh TNG ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
