![]() |
Đại diện người sử dụng lao động, công đoàn của hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội nghị. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Hội nghị được tổ chức tại thành phố Bảo Lộc, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Tiến Dũng – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH; Phạm Văn Được – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh, đại diện các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh và BHXH tỉnh cùng đại diện người sử dụng lao động, công đoàn của hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng bộ và kịp thời
Đồng chí Phạm Văn Được – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cho biết, hội nghị tập huấn lần này nhằm thực hiện Kế hoạch số 6921/KH-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Bộ luật Lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng là triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa 3 ngành: Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ và BHXH tỉnh trong năm 2022.
Cũng theo đồng chí Phạm Văn Được, trong những năm qua, chính sách pháp luật về lao động, tiền lương và BHXH của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, ngày càng phù hợp với thực tiễn phát triển của các loại hình doanh nghiệp, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
“Bộ luật Lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung gần 200 điều so với Bộ luật Lao động năm 2012. Đây là những quy định pháp luật điều chỉnh về quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, cần sớm triển khai để thực hiện trong các doanh nghiệp” – đồng chí Phạm Văn Được nói.
![]() |
Các đơn vị được phát tài liệu để tìm hiểu và trao đổi về các quy định của pháp luật lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó giám đốc sở LĐ-TB&XH chia sẻ, triển khai thực hiện Bộ luật Lao động năm 2019, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, an toàn, vệ sinh lao động… các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động được đảm bảo vì vậy đã giảm thiểu tai nạn lao động, tranh chấp lao động, lãn công, đình công trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật kịp thời những quy định pháp luật mới nên chưa thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động, tiền lương, BHXH và công đoàn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
“Chúng tôi mong muốn qua Hội nghị lần này người sử dụng lao động và công đoàn trong các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, chấp hành tốt các quy định pháp luật để chăm lo tốt hơn cho người lao động” - đồng chí Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
![]() |
3 đơn vị liên ngành đã chuẩn bị nội dung trao đổi trực quan, dễ hiểu để thông tin tại Hội nghị. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Tại Hội nghị, người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp được đại diện 3 ngành trao đổi, triển khai những quy định pháp luật liên quan đến quan hệ lao động như: nội dung hợp đồng lao động và các hình thức của hợp đồng lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ; thử việc và tiền lương; kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động…
Các quy định về chính sách BHXH như mức đóng, chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí; quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức, hoạt động công đoàn và tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp…
Sôi nổi, thiết thực
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn đã được giải đáp, tư vấn trực tiếp. Anh Trần Việt Đi – Công ty Cổ phần Cao su Bảo Lâm đề nghị các cán bộ chuyên môn giải thích, hướng dẫn về các quy định để đăng ký tham gia BHXH cho người lao động; những quy định để doanh nghiệp được sử dụng người lao động dưới 16 tuổi…
Đại diện Công ty Asuzac thì đề nghị được hướng dẫn về quy định nghỉ phép năm, việc thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ phép trong năm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong những thời gian cao điểm, doanh nghiệp cần tăng ca để đảm bảo đơn hàng; hay việc cộng dồn số ngày nghỉ phép trong 3 năm…
![]() |
Đại diện các đơn vị đã đề nghị được giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Hay chị Dương Thanh Hạnh – Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Lâm Đồng lại đề nghị trao đổi những quy định về đối tượng, mức đóng BHXH cho người lao động và quy định về lựa chọn nơi đóng BHXH đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng khác nhau…
Và còn nhiều ý kiến của người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn cũng được trao đổi, làm rõ với những quy định pháp luật về các nội dung như: Các trường hợp được thanh toán BHXH một lần khi người lao động nghỉ việc nhưng đã có thời gian tham gia BHXH từ đủ 20 năm trở lên; hay trường hợp người lao động đã đủ tuồi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu…
Chị Bùi Thị Quỳnh Lê – Chủ nhiệm nhân sự Chi nhánh Công ty TNHH May mặc First Team Việt Nam, Khu công nghiệp Lộc Sơn cho biết, công ty này thường xuyên sử dụng trên 1.000 lao động nên việc quản lý lao động, tiền lương, BHXH và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động là rất quan trọng. Công ty cũng thường xuyên phải tuyển dụng để bổ sung nguồn nhân lực vì vậy việc kịp thời cập nhật các quy định mới là hết sức cần thiết cho doanh nghiệp.
“Qua Hội nghị tập huấn này, không chỉ được giới thiệu những chính sách, pháp luật mới, mà chúng tôi còn được trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, những tình huống thực tiễn để việc tuyển dụng, quản lý lao động và thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động của doanh nghiệp được đúng quy định pháp luật” - chị Bùi Thị Quỳnh Lê phấn khởi nói.
![]() 5 năm qua (2017-2022), các phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” trong cán bộ, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dầu khí đều ... |
![]() Nhìn lại Tháng Công nhân năm 2022, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng các hoạt động thiết ... |
![]() Đó là con số do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đưa ra khi dẫn khảo sát 72% trong số 74.000 ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
