Hoạt động Công đoàn

Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Hơn 2 năm xảy ra đại dịch, bằng sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp và tinh thần vượt khó vươn lên, mong muốn làm việc, cống hiến cho lao động sản xuất của người lao động (NLĐ), cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, trở lại trạng thái bình thường mới với một niềm tin, khát vọng mới.
Lâm Đồng: Phúc lợi cho đoàn viên từ hoạt động phòng khám đa khoa Lâm Đồng tăng cường hoạt động thu, chuyển trả kinh phí công đoàn qua Agribank “Vua sáng kiến” của giáo dục STEM ở Lâm Đồng
Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ
Đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp vì NLĐ tiêu biểu . Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Hoàng Liên – Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng đánh giá, để duy trì tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường lao động, thời gian qua doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng hơn đến các chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để NLĐ yên tâm, gắn bó hơn với doanh nghiệp, hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển...

Doanh nghiệp nỗ lực vì NLĐ

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để duy trì và phục hồi sản xuất. Không chỉ thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đóng góp tham gia phát triển kinh tế địa phương mà nhiều doanh nghiệp luôn đồng hành với tổ chức Công đoàn, quan tâm đến NLĐ, có những chính sách đãi ngộ để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực và “giữ chân” NLĐ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Đơn cử như Công ty CP Cơ khí và Xây lắp Lâm Đồng đã thường xuyên quan tâm chăm lo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và các chính sách liên quan đến NLĐ. Cụ thể như: Hỗ trợ bữa ăn ca cho NLĐ, 500 nghìn đồng/tháng; tổ chức tham quan, nghỉ mát hằng năm cho NLĐ với chi phí từ 2 đến 3 triệu đồng/người; mua bảo hiểm con người cho NLĐ với số tiền 150 nghìn đồng/người/năm và bảo hiểm thi công công trình xây lắp với số tiền 200 nghìn đồng/người/năm. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho NLĐ với số tiền 900 nghìn đồng/người/năm.

Hay Công ty TNHH Merkava Việt Nam (KCN Lộc Sơn) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 500 lao động địa phương, trong đó gần 70% là người đồng bào dân tộc thiểu số, với mức thu nhập hằng tháng bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng. Cùng với đó, Công ty còn có nhiều chế độ phúc lợi khác cho NLĐ như: Hỗ trợ bữa ăn ca hằng tháng cho NLĐ, 500 nghìn đồng; mua bảo hiểm tai nạn con người hằng năm cho NLĐ với số tiền 120 nghìn đồng/ người… Trong 2 năm qua, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Công ty vẫn duy trì việc làm, trả lương và tham gia Bảo hiểm xã hội đầy đủ…

Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ
Bữa ăn ca chất lượng tại Công ty TNHH Merkava Việt Nam. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Công ty CP TBK Greenfood (huyện Lâm Hà) đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần để NLĐ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp như: tháng lương thứ 13, thưởng Tết, tặng quà Tết cho 100% người lao động; tổ chức gặp mặt, liên hoan cuối năm; hỗ trợ bữa ăn ca, 18 nghìn đồng/người; khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần; tổ chức đi tham quan du lịch với chi phí 7 triệu đồng/người…

Ông Lê Viết Thuận – Tổng Giám đốc Công ty CP Bình Điền Lâm Đồng chia sẻ, Công ty chúng tôi luôn xác định NLĐ là yếu tố quan trọng, vì vậy luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho NLĐ. Công ty duy trì mức tiền lương tháng bình quân 15 triệu đồng, tiền thưởng cho NLĐ bình quân 50 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Công ty còn hỗ trợ bữa ăn ca hằng ngày cho NLĐ với giá trị 30 nghìn đồng; hằng năm tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng với chi phí bình quân 10 triệu đồng mỗi người…

Công đoàn thấu hiểu và đồng hành

Đồng chí Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Thực phẩm Đà Lạt – Nhật Bản cho biết, xác định được vị trí và vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ, CĐCS luôn đặt lợi ích của NLĐ song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp làm mục tiêu phấn đấu.

Để làm tốt nhiệm vụ này, hằng năm, Ban Chấp hành CĐCS đã phối hợp với Ban Giám đốc duy trì tổ chức hội nghị NLĐ, đối thoại định kỳ đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định. Đồng thời, xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật. Công đoàn cũng tham gia với lãnh đạo Công ty cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn trong sản xuất, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, tạo môi trường làm việc thân thiện, xanh - sạch - đẹp và an toàn cho NLĐ.

Trong quá trình lao động sản xuất, Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn phát động các phong trào thi đua yêu nước trong Công ty như phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ”, phong trào “Giỏi việc nước – đảm việc nhà” trong nữ công nhân lao động và phong trào “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” …góp phần tăng năng suất lao động, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đề ra hằng năm.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ
Đồng chí Nguyễn Hà An – Chủ tịch CĐCS Công ty CP Sài Gòn - Đà Lạt chia sẻ tại Hội nghị biểu dương doanh nghiệp vì NLĐ tiêu biểu. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Nguyễn Hà An – Chủ tịch CĐCS Công ty CP Sài Gòn - Đà Lạt thì chia sẻ, trong thời gian qua CĐCS đã tập trung xây dựng môi trường văn hóa tại đơn vị, xây dựng môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp, an toàn; tác phong làm việc từ quản lý đến NLĐ phải chuyên nghiệp; xây dựng, giữ vững và phát triển thương hiệu của Công ty,…

Lãnh đạo Công ty và Ban Chấp hành CĐCS cũng hết sức chú trọng công tác chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ, thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần NLĐ, nhất là trong khoảng thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, Công ty và CĐCS còn chú trọng thực hiện nhiều phúc lợi khác cho NLĐ, nhằm khuyến khích họ học tập, nâng cao trình độ. Công ty đã hỗ trợ 50% học phí khi NLĐ tham gia các lớp nâng cao về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính…

“Từ những việc làm này, NLĐ luôn luôn gắn bó, đồng hành và nỗ lực vì sự phát triển của Công ty trong suốt những năm qua” - đồng chí Nguyễn Hà An nói.

Người lao động chia sẻ, quyết tâm xây dựng doanh nghiệp

Chị Trần Thị Bích Hoàn, công nhân Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt phấn khởi cho biết, phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo” đã được phát động đến từng địa phương, đơn vị, đoàn viên, NLĐ. Tạo không khí thi đua sôi nổi trong lao động, khuyến khích, khơi dậy sự sáng tạo, đổi mới trong mỗi cá nhân, đồng thời góp phần nâng cao vai trò của NLĐ trong doanh nghiệp.

Cũng theo chị Hoàn, để Công ty ngày càng phát triển thì hơn hết, đội ngũ NLĐ phải thật sự có tâm huyết với công việc, nỗ lực, cố gắng và phải “lao động giỏi”, đồng thời không ngừng học tập, nâng cao tay nghề, đổi mới để trở thành “lao động sáng tạo”.

“Trong giai đoạn Công ty đang gặp khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì NLĐ càng phải quyết tâm khắc phục khó khăn, đoàn kết và chia sẻ cùng Công ty, từ đó mới đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho NLĐ và góp phần xây dựng Công ty phát triển bền vững” - chị Trần Thị Bích Hoàn bày tỏ.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ
NLĐ bày tò mong muốn nâng cao năng suất lao động, lao động giỏi để đồng hành với doanh nghiệp phát triển bền vững. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Anh Nguyễn Hữu Viết, Công ty CP Bình Điền Lâm Đồng khẳng định, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và NLĐ là lợi ích hài hòa, hỗ trợ, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau để tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Công ty luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để NLĐ phát huy sáng tạo, đổi mới phương thức sản xuất… đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân có thành tích trong lao động, có sáng kiến, giải pháp hữu ích nâng cao năng suất lao động, góp phần làm lợi cho Công ty. Khi đó, NLĐ yên tâm nỗ lực phấn đấu, cống hiến hết mình vì doanh nghiệp và năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định.

“Thu nhập và bảo đảm an toàn môi trường làm việc cho NLĐ là hai yếu tố then chốt, quan trọng để gắn kết giữa NLĐ với doanh nghiệp, cùng xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững” - anh Nguyễn Hữu Viết chia sẻ.

Còn chị Nguyễn Thị Định, Công ty CP Gạch Hiệp Thành bày tỏ quyết tâm gắn bó, cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp để có việc làm bền vững, thu nhập ổn định theo phương châm “Doanh nghiệp vì NLĐ – NLĐ vì doanh nghiệp”.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp nỗ lực - công đoàn thấu hiểu - người lao động chia sẻ
Chị Nguyễn Thị Định, Công ty CP Gạch Hiệp Thành bày tỏ quyết tâm gắn bó với doanh nghiệp. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Cũng theo chị Định, doanh nghiệp cần khuyến khích, phát huy tốt vai trò của NLĐ, đoàn viên công đoàn trong lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Còn NLĐ thì phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, yên tâm công tác, gắn bó, chia sẻ, đồng hành với Công ty, quyết tâm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Sở VH&TT tỉnh ký kết chương trình phối hợp LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Sở VH&TT tỉnh ký kết chương trình phối hợp

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao (VH&TT) Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt ...

Công đoàn Viên chức Nghệ An triển khai Tháng Công nhân năm 2022 có điểm nhấn Công đoàn Viên chức Nghệ An triển khai Tháng Công nhân năm 2022 có điểm nhấn

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chu ...

Chấn chỉnh việc mượn hồ sơ người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội Chấn chỉnh việc mượn hồ sơ người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm