Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở: Để tiếng nói người lao động không còn đơn độc
Hoạt động Công đoàn

Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở: Để tiếng nói người lao động không còn đơn độc

Phương Anh
Tác giả: Phương Anh
Dân chủ tại nơi làm việc không chỉ là quy định trên giấy, mà cần được thực thi bằng hành động cụ thể. "Talk Công đoàn" số này mang đến góc nhìn thực tiễn về cách công đoàn đồng hành cùng người lao động, biến tiếng nói tập thể thành sức mạnh bảo vệ quyền lợi trong mỗi doanh nghiệp.
Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở: Để tiếng nói người lao động không còn đơn độc

Chương trình “Talk Công đoàn: Phát huy quyền dân chủ của đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp”.

Trong không khí đổi mới của tổ chức Công đoàn Việt Nam, chương trình “Talk Công đoàn” tuần này mang đến một chủ đề thời sự và thiết thực: “Phát huy quyền dân chủ của đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp”.

Khách mời là anh Vũ Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Trưởng ban Chính sách, Pháp luật và Quan hệ lao động – người đã có hơn 30 năm gắn bó với công tác công đoàn.

Từ câu chuyện “khởi nghiệp” trong vai trò chuyên viên tại Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đến những năm tháng đảm nhiệm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách tại cấp Trung ương, hành trình của anh Quang là minh chứng sống động cho một đời gắn bó đầy tâm huyết với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.

Với anh, mỗi ngày làm việc không chỉ là trách nhiệm, mà là niềm hạnh phúc vì được sống và cống hiến trong một môi trường đặc biệt, nơi những giá trị công bằng, đối thoại và dân chủ được xây dựng từ chính thực tiễn lao động.

Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở: Để tiếng nói người lao động không còn đơn độc

Đồng chí Vũ Hồng Quang giới thiệu về cuốn “Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở”.

Luật Dân chủ cơ sở và hành trình bảo vệ quyền thực chất

Một điểm nhấn đáng chú ý trong chương trình là khi anh Quang mang đến cuốn “Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở” được thông qua năm 2022 và có hiệu lực từ 1/7/2023. Đây là đạo luật đầu tiên chuyên biệt quy định việc thực hiện dân chủ tại nơi làm việc.

Trong quá trình xây dựng luật, đã có nhiều ý kiến đề xuất thu hẹp phạm vi áp dụng. Nếu không có sự kiên trì và quyết liệt từ Tổng LĐLĐ Việt Nam, hàng triệu lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ có nguy cơ bị loại khỏi các cơ chế dân chủ. Tổng Liên đoàn đã vào cuộc từ đầu, tham gia góp ý xuyên suốt, phản ánh thực tiễn từ cơ sở, giữ vững những nội dung cốt lõi như hội nghị người lao động, bầu ban đối thoại, công khai tài chính, xây dựng quy chế phúc lợi.

Theo anh Quang, đạo luật chỉ phát huy hiệu quả khi công đoàn cơ sở chủ động thực hiện. Đây là công cụ pháp lý giúp người lao động tham gia vào các quyết định liên quan đến quyền lợi, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch, hài hòa trong môi trường làm việc.

Hội nghị người lao động: Diễn đàn dân chủ đích thực

Trong cuộc trò chuyện, một nội dung trọng tâm được nhấn mạnh là vai trò của hội nghị người lao động tại doanh nghiệp. Đây là một trong những diễn đàn dân chủ rõ nét và có hiệu quả nhất hiện nay, nơi công nhân trực tiếp tham gia đánh giá công việc, đề xuất kiến nghị, thương lượng điều kiện làm việc và cùng người sử dụng lao động xây dựng định hướng phát triển cho năm tiếp theo. Không đơn thuần là một cuộc họp nội bộ, hội nghị người lao động là nơi quyền và trách nhiệm của cả hai phía được thể hiện một cách minh bạch, công khai và bình đẳng.

Công đoàn cơ sở đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, tổng hợp ý kiến, giám sát việc thực hiện các nội dung đã thống nhất tại hội nghị. Đây cũng là dịp để đoàn viên thể hiện vai trò chủ động, góp phần xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ổn định.

Cán bộ công đoàn: Người đại diện có tâm và có tầm

Khi được hỏi về những phẩm chất cần có của một cán bộ công đoàn, đặc biệt là người làm công tác chính sách, anh Quang chia sẻ rằng, người cán bộ phải biết “sống cùng hơi thở của công nhân”. Không chỉ dừng ở hiểu luật hay giỏi chuyên môn, một cán bộ công đoàn cần có cái tâm, cái tầm và sự đồng cảm sâu sắc với người lao động. Chính tình yêu nghề, niềm tin vào công lý và khát vọng bảo vệ những điều đúng đắn đã tạo nên bản lĩnh cho những người làm công đoàn.

Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở: Để tiếng nói người lao động không còn đơn độc

Đồng chí Vũ Hồng Quang đã có nhiều thành tích nổi bật trong công tác.

Anh ví von công tác tham mưu chính sách như việc bảo vệ một thân chủ và người lao động là trung tâm. Chính sách muốn đi vào cuộc sống phải xuất phát từ thực tiễn, từ tiếng nói của người lao động, qua đó được tổng hợp, phân tích và cân bằng lợi ích giữa ba bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Chỉ khi ba trụ cột này được hài hòa, chính sách mới khả thi và có sức sống bền lâu.

Đối thoại là chìa khóa tháo gỡ các xung đột lao động

Chương trình cũng nêu lên hai tình huống thực tế thường gặp: tranh chấp thưởng giữa lao động gián tiếp và trực tiếp; việc doanh nghiệp muốn tăng giờ làm nhưng người lao động không đồng thuận. Cả hai đều là những vấn đề không xa lạ trong đời sống doanh nghiệp hiện nay. Trong cả hai trường hợp, anh Quang đều nhấn mạnh rằng: giải pháp duy nhất và quan trọng nhất là đối thoại.

Khi các bên đối thoại dựa trên pháp luật, minh bạch thông tin, có sự chuẩn bị và tôn trọng lẫn nhau, các vấn đề dù phức tạp vẫn có thể tháo gỡ. Việc phân phối phúc lợi cần có quy chế rõ ràng, thống nhất từ đầu. Còn việc điều chỉnh giờ làm việc phải tuân thủ luật định và thỏa thuận giữa hai bên. Công đoàn cần làm tốt vai trò cầu nối, phổ biến chính sách pháp luật, hỗ trợ người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hạn chế tối đa tranh chấp và giữ gìn sự ổn định trong quan hệ lao động.

Chương trình “Talk Công đoàn” số này đã khẳng định một thông điệp rõ ràng: Dân chủ không nằm trên giấy, mà nằm trong sự chủ động của công đoàn và tiếng nói thực chất của người lao động tại mỗi doanh nghiệp.

Đón xem “Talk Công đoàn Phát huy quyền dân chủ của đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp”.

Điểm hẹn công nhân: Nơi lắng nghe Điểm hẹn công nhân: Nơi lắng nghe "tiếng lòng" của người lao động

Các nội dung truyền tải qua chương trình "Điểm hẹn công nhân" do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức cung cấp nhiều kiến thức cần ...

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động? Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ 15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ

Dưới đây là 15 quyền lợi mà lao động nữ được hưởng và người sử dụng lao động phải lưu ý.

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm